Họp vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26, 31 âm lịch hàng tháng ở trung tâm xã Hưng Đạo, huyện bảo Lạc, chợ phiên Hưng Đạo là bức tranh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất địa đầu Cao Bằng.Chợ họp từ tờ mờ sáng và nhộn nhịp nhất khoảng 8-9 giờ, khi sương giá đã tan và ánh nắng Mặt Trời chưa quá gay gắt.Hàng hóa chính ở khu chợ phiên này là những sản vật địa phương như rau củ quả, thịt, vật nuôi, dược liệu...Ngoài ra còn có quần áo, vải vóc, hàng tiêu dùng... được đưa đến từ các địa phương lân cận.Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo là các quầy hàng ăn, nơi bán nhiều loại đặc sản bản địa.Bánh bò Cao Bằng là món phải thử ở nơi đây. Món bánh này được đồng bào dân tộc gọi là “cao bông”, có hương vị độc đáo, rất khác với bánh bò Nam Bộ.Bánh cuốn chan nước canh là món ăn vừa quen vừa lạ ở chợ phiên. Khi ăn, những chiếc bánh cuốn được dầm vào bát nước dùng đậm đà ninh từ xương chứ không chấm mắm như nhiều nơi khác.Ngoài việc trao đổi, mua bán hàng hóa, sản vật địa phương, chợ còn là dịp gặp gỡ, giao lưu của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Sán Chỉ, Tày, Nùng...Phụ nữ của mỗi dân tộc lại diện một bộ áo váy mang sắc màu đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh sinh động cho phiên chợ miền cao.Tới gần trưa thì chợ vãn. Người mua kẻ bán lục tục ra về, hẹn nhau tái ngộ sau 5 ngày nữa...Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Họp vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26, 31 âm lịch hàng tháng ở trung tâm xã Hưng Đạo, huyện bảo Lạc, chợ phiên Hưng Đạo là bức tranh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất địa đầu Cao Bằng.
Chợ họp từ tờ mờ sáng và nhộn nhịp nhất khoảng 8-9 giờ, khi sương giá đã tan và ánh nắng Mặt Trời chưa quá gay gắt.
Hàng hóa chính ở khu chợ phiên này là những sản vật địa phương như rau củ quả, thịt, vật nuôi, dược liệu...
Ngoài ra còn có quần áo, vải vóc, hàng tiêu dùng... được đưa đến từ các địa phương lân cận.
Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo là các quầy hàng ăn, nơi bán nhiều loại đặc sản bản địa.
Bánh bò Cao Bằng là món phải thử ở nơi đây. Món bánh này được đồng bào dân tộc gọi là “cao bông”, có hương vị độc đáo, rất khác với bánh bò Nam Bộ.
Bánh cuốn chan nước canh là món ăn vừa quen vừa lạ ở chợ phiên. Khi ăn, những chiếc bánh cuốn được dầm vào bát nước dùng đậm đà ninh từ xương chứ không chấm mắm như nhiều nơi khác.
Ngoài việc trao đổi, mua bán hàng hóa, sản vật địa phương, chợ còn là dịp gặp gỡ, giao lưu của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Sán Chỉ, Tày, Nùng...
Phụ nữ của mỗi dân tộc lại diện một bộ áo váy mang sắc màu đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh sinh động cho phiên chợ miền cao.
Tới gần trưa thì chợ vãn. Người mua kẻ bán lục tục ra về, hẹn nhau tái ngộ sau 5 ngày nữa...
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.