Thời gian qua, báo chí đã liên tiếp phản ánh về thảm trạng xâm hại thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh). Sự việc này cũng nhận được những phản hồi đầy bức xúc của Hội đồng Di sản Quốc gia và các nhà sử học hàng đầu đất nước. Ảnh: Những gì thành cổ Luy Lâu còn là tấm biển lối vào di tích bằng chữ quốc ngữ bị khuất lấp giữa lớp lang cuộc sống mới hối hả.
Đường vào di tích là khu chợ ngợp ngụa rác thải (ảnh chụp lúc 3 giờ chiều, cuối tháng 6, khi chưa tới giờ họp chợ).
Thành cổ Luy Lâu nổi tiếng là di chỉ khảo cổ quan trọng bậc nhất của quốc gia. Trong ảnh, ông Nguyễn Nho Thuận, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đang chỉ về hố khảo cổ nơi tiến sĩ Nishimura (hồi đó là Nghiên cứu sinh) tìm được mảnh khuôn đúc trống đồng. Phát hiện này là bước ngoặt lớn của khảo cổ Việt, là luận cứ đanh thép để bác bỏ mọi luận điệu cho rằng trống đồng Việt Nam do nơi khác chuyển đến. Hiện tại, hố khảo cổ đã phủ bạt và lấp đất lên, rồi chìm vào quên lãng. Gần đấy, một cái chuồng bò của người dân địa phương mới được dựng lên.
Theo báo cáo của Ban quản lý di tích Bắc Ninh, một số thửa đất trong khu vực thành cổ đã được UBND xã Thanh Khương giao ổn định cho các hộ canh tác (diện tích khoảng 40.000m2). Ngoài ra, địa phương đã đặt mộ an táng, xây cất khoảng hơn 100 mộ trong khu vực nội tự thành cổ. Điều này được giới sử học và khảo cổ đánh giá là "không thể chấp nhận được!" Đứng trên tường thành cổ năm nào, nhưng ông Nho Thuận cũng chẳng thể chỉ ra những dấu vết xưa. Tất cả còn lại ở Thành cổ Luy Lâu là cây cối xanh mướt trên tường thành và sự miêu tả của người địa phương để người phương xa tới... hình dung. Rất may, Thành cổ Luy Lâu còn giữ được cây cầu đá cổ kính trên đường vào của đền thờ Sĩ Nhiếp. Tuy cũng được tu bổ nhiều lần, song đền thờ Sĩ Nhiếp đã trở thành dấu vết ít ỏi còn lại trong lòng thành cổ. Theo thông tin từ nhà đền, đền được tu bổ 2 lần lớn: Tu bổ gian tiền tế năm 2001, và hậu cung năm 2010. Số tiền tu bổ do UBND tỉnh Bắc Ninh cùng người dân đóng góp. Tuy nhiên, bên trong đền thờ đã có những dấu hiệu xuống cấp. Trong ảnh, cánh cửa vào hậu cung phải chằng bằng đủ loại dây thép để chống.... sập.
Quay trở lại với câu hỏi: Di tích Thành cổ Luy Lâu còn gì? Có lẽ, thành cổ chỉ còn những cánh đồng, những rặng cây, những ngôi mộ do người dân "nhảy dù" vào di tích xâm hại thành cổ hàng ngày.
Và tấm biển công nhận "Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia" được cấp từ năm 1964 bạc phếch màu sương gió khi treo ngoài trời đang "trơ gan cùng tuế nguyệt". Lý giải cho hành động treo bằng lạ lùng này, người thủ từ thở dài: Không treo ngay giữa lối vào, ai nhận ra đây là di tích cấp quốc gia?
Thời gian qua, báo chí đã liên tiếp phản ánh về thảm trạng xâm hại thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh). Sự việc này cũng nhận được những phản hồi đầy bức xúc của Hội đồng Di sản Quốc gia và các nhà sử học hàng đầu đất nước. Ảnh: Những gì thành cổ Luy Lâu còn là tấm biển lối vào di tích bằng chữ quốc ngữ bị khuất lấp giữa lớp lang cuộc sống mới hối hả.
Đường vào di tích là khu chợ ngợp ngụa rác thải (ảnh chụp lúc 3 giờ chiều, cuối tháng 6, khi chưa tới giờ họp chợ).
Thành cổ Luy Lâu nổi tiếng là di chỉ khảo cổ quan trọng bậc nhất của quốc gia. Trong ảnh, ông Nguyễn Nho Thuận, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đang chỉ về hố khảo cổ nơi tiến sĩ Nishimura (hồi đó là Nghiên cứu sinh) tìm được mảnh khuôn đúc trống đồng. Phát hiện này là bước ngoặt lớn của khảo cổ Việt, là luận cứ đanh thép để bác bỏ mọi luận điệu cho rằng trống đồng Việt Nam do nơi khác chuyển đến. Hiện tại, hố khảo cổ đã phủ bạt và lấp đất lên, rồi chìm vào quên lãng. Gần đấy, một cái chuồng bò của người dân địa phương mới được dựng lên.
Theo báo cáo của Ban quản lý di tích Bắc Ninh, một số thửa đất trong khu vực thành cổ đã được UBND xã Thanh Khương giao ổn định cho các hộ canh tác (diện tích khoảng 40.000m2). Ngoài ra, địa phương đã đặt mộ an táng, xây cất khoảng hơn 100 mộ trong khu vực nội tự thành cổ. Điều này được giới sử học và khảo cổ đánh giá là "không thể chấp nhận được!"
Đứng trên tường thành cổ năm nào, nhưng ông Nho Thuận cũng chẳng thể chỉ ra những dấu vết xưa. Tất cả còn lại ở Thành cổ Luy Lâu là cây cối xanh mướt trên tường thành và sự miêu tả của người địa phương để người phương xa tới... hình dung.
Rất may, Thành cổ Luy Lâu còn giữ được cây cầu đá cổ kính trên đường vào của đền thờ Sĩ Nhiếp.
Tuy cũng được tu bổ nhiều lần, song đền thờ Sĩ Nhiếp đã trở thành dấu vết ít ỏi còn lại trong lòng thành cổ.
Theo thông tin từ nhà đền, đền được tu bổ 2 lần lớn: Tu bổ gian tiền tế năm 2001, và hậu cung năm 2010. Số tiền tu bổ do UBND tỉnh Bắc Ninh cùng người dân đóng góp. Tuy nhiên, bên trong đền thờ đã có những dấu hiệu xuống cấp. Trong ảnh, cánh cửa vào hậu cung phải chằng bằng đủ loại dây thép để chống.... sập.
Quay trở lại với câu hỏi: Di tích Thành cổ Luy Lâu còn gì? Có lẽ, thành cổ chỉ còn những cánh đồng, những rặng cây, những ngôi mộ do người dân "nhảy dù" vào di tích xâm hại thành cổ hàng ngày.
Và tấm biển công nhận "Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia" được cấp từ năm 1964 bạc phếch màu sương gió khi treo ngoài trời đang "trơ gan cùng tuế nguyệt". Lý giải cho hành động treo bằng lạ lùng này, người thủ từ thở dài: Không treo ngay giữa lối vào, ai nhận ra đây là di tích cấp quốc gia?