Cụm tháp Hòa Lai nằm sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang – Tháp Chàm 15 km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX.Nguyên khởi, Hòa Lai là một khu di tích lớn nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía Bắc Phan Rang. Cả khu di tích được xây dựng trong khoảng đất hình chữ nhật kéo dài theo hướng Đông – Tây 200 m và chiều rộng hướng Bắc – Nam 125 m.Khác với những cụm tháp cùng thời, cụm di tích tháp Hòa Lai nổi bật bởi ba dãy kiến trúc (tháp Nam, tháp Bắc và tháp trung tâm) xếp dọc theo hướng Đông – Tây.Đến nay, sau hơn 12 thế kỷ tồn tại, cụm di tích chỉ còn tháp Nam, tháp Bắc và phần nền của tháp trung tâm.Mặc dù tổng thể công trình chỉ còn tháp Nam và tháp Bắc, nhưng những gì còn lại đều rất hòa hợp với nhau, thể hiện một chất riêng rất đặc biệt.Tháp Bắc cao được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú huyền thoại, hoa lá… đầy tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3 hướng còn lại chỉ là cửa giả như bao đền tháp khác.Tháp Nam cao hơn Bắc, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang phác thảo. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.Đền tháp Nam và Bắc nổi bật bởi những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào. Đặc biệt là vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình cuộn vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh là một điểm nhất rất hấp dẫn.Ngoài ra, tháp Hòa Lai còn ấn tượng bởi hình ảnh của khoảng tường giữa hai trụ ốp được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá; bộ diềm mái là nơi hiện diện những hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh.Năm 1986, trong khi khảo sát, các nhà khoa học đã phát hiện một linga bằng đá (sa thạch) ở khu vực Tháp. Phát hiện này đã minh chứng rõ hơn về một quá trình thịnh vượng trong việc phát triển kiến trúc, nghệ thuật và điêu khắc của vương quốc Panduranga.Trải qua nhiều thế kỷ, cho đến nay, cụm Tháp Hòa Lai vẫn còn nhiều điều khó lý giải.Tên gọi tháp Hòa Lai là tranh cãi lớn nhất. Có hai luồng ý kiến: Hòa Lai là tên gọi theo phong cách Hòa Lai , phong cách tiêu biểu trong nền kiến trúc nghệ tiêu biểu Champa thế kỷ IX, và Hòa Lai là tên của một địa danh của Ninh Thuận khi vua Minh Mạng xuống chiếu chính thức sáp nhập vào Đại Việt?Nhiều ý kiến cho rằng, Hòa Lai là tên được phiên âm lại từ người Kinh vùng Ninh Thuận dựa theo từ Bal Lai (tên gọi của một thủ đô đã điêu mất trong lịch sử).Chủ nhân xây dựng tháp Hòa Lai cũng gây nhiều tranh cãi. Ngày nay, qua khai quật khảo cổ và đối chiếu với bia kí tại đây đã đi đến thống nhất: Chủ nhân của tháp này chính là người Chăm.Một điểm đặc biệt về cụm tháp này là mặc dù rất đẹp và bề thế, người người Chăm tại Ninh Thuận không thờ cúng tại đền tháp này. Một trong các giả thuyết lý giải việc này là khu tháp đã bị người Khmer chiếm trong một cuộc chiến giữa hai vương quốc Khmer và Champa.Với giá trị về lịch sử, nghệ thuật, tháp Hòa Lai đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt vào năm 2016.Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.
Cụm tháp Hòa Lai nằm sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang – Tháp Chàm 15 km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX.
Nguyên khởi, Hòa Lai là một khu di tích lớn nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía Bắc Phan Rang. Cả khu di tích được xây dựng trong khoảng đất hình chữ nhật kéo dài theo hướng Đông – Tây 200 m và chiều rộng hướng Bắc – Nam 125 m.
Khác với những cụm tháp cùng thời, cụm di tích tháp Hòa Lai nổi bật bởi ba dãy kiến trúc (tháp Nam, tháp Bắc và tháp trung tâm) xếp dọc theo hướng Đông – Tây.
Đến nay, sau hơn 12 thế kỷ tồn tại, cụm di tích chỉ còn tháp Nam, tháp Bắc và phần nền của tháp trung tâm.
Mặc dù tổng thể công trình chỉ còn tháp Nam và tháp Bắc, nhưng những gì còn lại đều rất hòa hợp với nhau, thể hiện một chất riêng rất đặc biệt.
Tháp Bắc cao được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú huyền thoại, hoa lá… đầy tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3 hướng còn lại chỉ là cửa giả như bao đền tháp khác.
Tháp Nam cao hơn Bắc, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang phác thảo. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.
Đền tháp Nam và Bắc nổi bật bởi những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào. Đặc biệt là vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình cuộn vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh là một điểm nhất rất hấp dẫn.
Ngoài ra, tháp Hòa Lai còn ấn tượng bởi hình ảnh của khoảng tường giữa hai trụ ốp được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá; bộ diềm mái là nơi hiện diện những hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh.
Năm 1986, trong khi khảo sát, các nhà khoa học đã phát hiện một linga bằng đá (sa thạch) ở khu vực Tháp. Phát hiện này đã minh chứng rõ hơn về một quá trình thịnh vượng trong việc phát triển kiến trúc, nghệ thuật và điêu khắc của vương quốc Panduranga.
Trải qua nhiều thế kỷ, cho đến nay, cụm Tháp Hòa Lai vẫn còn nhiều điều khó lý giải.
Tên gọi tháp Hòa Lai là tranh cãi lớn nhất. Có hai luồng ý kiến: Hòa Lai là tên gọi theo phong cách Hòa Lai , phong cách tiêu biểu trong nền kiến trúc nghệ tiêu biểu Champa thế kỷ IX, và Hòa Lai là tên của một địa danh của Ninh Thuận khi vua Minh Mạng xuống chiếu chính thức sáp nhập vào Đại Việt?
Nhiều ý kiến cho rằng, Hòa Lai là tên được phiên âm lại từ người Kinh vùng Ninh Thuận dựa theo từ Bal Lai (tên gọi của một thủ đô đã điêu mất trong lịch sử).
Chủ nhân xây dựng tháp Hòa Lai cũng gây nhiều tranh cãi. Ngày nay, qua khai quật khảo cổ và đối chiếu với bia kí tại đây đã đi đến thống nhất: Chủ nhân của tháp này chính là người Chăm.
Một điểm đặc biệt về cụm tháp này là mặc dù rất đẹp và bề thế, người người Chăm tại Ninh Thuận không thờ cúng tại đền tháp này. Một trong các giả thuyết lý giải việc này là khu tháp đã bị người Khmer chiếm trong một cuộc chiến giữa hai vương quốc Khmer và Champa.
Với giá trị về lịch sử, nghệ thuật, tháp Hòa Lai đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt vào năm 2016.
Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.