Khu Di tích vụ thảm sát Bình An là nơi ghi dấu tội ác của quân đội Hàn Quốc với dân thường Việt Nam tại xã Bình An, nay là xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.Vụ việc bắt đầu vào ngày 23/1/1966, khi quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An. Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, quân Hàn Quốc tiến hành một chiến dịch tấn công bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại. Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man.Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn Quốc đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…Vụ thảm sát Bình An của quân đội Hàn Quốc đã khiến trên 1.000 dân thường Việt Nam bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em. Sự sống ở xã Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.Do nhiều gia đình, người làng bị thảm sát cùng thời gian, những người còn sống lấy 26/2 làm ngày giỗ chung của cả làng.Thôn Gò Dài là nơi có hố chôn tập thể lớn nhất (380 người) đã trở thành khu tưởng niệm những người đã chết trong vụ thảm sát.Trong sự kiện bi thảm này, nhiều gia đình đã bị giết sạch không còn một ai. Nhiều thi thể bị đốt cháy không thể nhận dạng, hoặc không còn bất kỳ người thân nào còn sống để xác định danh tính.Di tích vụ thảm sát Bình An đã được xếp hạng khu di tích cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1988.
Khu Di tích vụ thảm sát Bình An là nơi ghi dấu tội ác của quân đội Hàn Quốc với dân thường Việt Nam tại xã Bình An, nay là xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Vụ việc bắt đầu vào ngày 23/1/1966, khi quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An. Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.
Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, quân Hàn Quốc tiến hành một chiến dịch tấn công bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.
Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại. Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man.
Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn Quốc đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.
26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…
Vụ thảm sát Bình An của quân đội Hàn Quốc đã khiến trên 1.000 dân thường Việt Nam bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em. Sự sống ở xã Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.
Do nhiều gia đình, người làng bị thảm sát cùng thời gian, những người còn sống lấy 26/2 làm ngày giỗ chung của cả làng.
Thôn Gò Dài là nơi có hố chôn tập thể lớn nhất (380 người) đã trở thành khu tưởng niệm những người đã chết trong vụ thảm sát.
Trong sự kiện bi thảm này, nhiều gia đình đã bị giết sạch không còn một ai. Nhiều thi thể bị đốt cháy không thể nhận dạng, hoặc không còn bất kỳ người thân nào còn sống để xác định danh tính.
Di tích vụ thảm sát Bình An đã được xếp hạng khu di tích cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1988.