Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, dinh Nguyễn Hữu Hào hay cung Nam Phương Hoàng Hậu là một trong những dinh thự cổ kiểu Pháp nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Dinh có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của thành phố Đà Lạt.
Dinh thự này nguyên là của Quận công Nguyễn Hữu Hào, một điền chủ giàu có nổi tiếng ở đất Gò Công - cha đẻ của Nam Phương Hoàng Hậu. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông đã tặng lại dinh thự này cho con gái mình.Theo lời kể của người dân Đà Lạt thì trong thời kì Dinh 3 chưa được xây dựng, Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này. Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hoàng Hậu Nam Phương cùng cựu hoàng Bảo Đại.Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc. Trong ảnh là phòng riêng của Nam Phương Hoàng Hậu với giường ngủ và chiếc đàn piano bà từng sử dụng.
Một góc khác trong phòng của Nam Phương Hoàng Hậu với bàn trang điểm của bà bên chiếc lò sưởi làm bằng đá hoa cương đưa về từ châu Âu.
Các căn phòng khác trong dinh thự: Phòng khách (trên trái), phòng yến tiệc (trên phải), phòng ăn gia đình (dưới phải) và nhà bếp (dưới trái).
Phòng riêng của Thái tử Bảo Long (trên trái), phòng của ông bà Quận công Nguyễn Hữu Hào (trên phải), phòng dành cho khách của gia đình (dưới phải) và phòng chờ của khách (dưới trái). Các căn phòng đều có lò sưởi ốp đá hoa cương, các vòm cửa ốp gỗ quý tạo nên vẻ ấm áp, sang trọng.
Một số vật dụng được lưu giữ tại cung Nam Phương Hoàng Hậu: Đầu bò tót Tây Nguyên (trên trái), máy đếm tiền (trên phải), khay hoa quả bằng bạc (dưới phải) và bàn thêu, đọc sách của Nam Phương Hoàng Hậu.
Trong dinh thự còn có cả một đường hầm thoát hiểm.
Quang cảnh Đà Lạt nhìn từ cửa sổ phòng Nam Phương Hoàng Hậu.
Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, dinh Nguyễn Hữu Hào hay cung Nam Phương Hoàng Hậu là một trong những dinh thự cổ kiểu Pháp nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Dinh có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của thành phố Đà Lạt.
Dinh thự này nguyên là của Quận công Nguyễn Hữu Hào, một điền chủ giàu có nổi tiếng ở đất Gò Công - cha đẻ của Nam Phương Hoàng Hậu. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông đã tặng lại dinh thự này cho con gái mình.
Theo lời kể của người dân Đà Lạt thì trong thời kì Dinh 3 chưa được xây dựng, Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này. Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hoàng Hậu Nam Phương cùng cựu hoàng Bảo Đại.
Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc. Trong ảnh là phòng riêng của Nam Phương Hoàng Hậu với giường ngủ và chiếc đàn piano bà từng sử dụng.
Một góc khác trong phòng của Nam Phương Hoàng Hậu với bàn trang điểm của bà bên chiếc lò sưởi làm bằng đá hoa cương đưa về từ châu Âu.
Các căn phòng khác trong dinh thự: Phòng khách (trên trái), phòng yến tiệc (trên phải), phòng ăn gia đình (dưới phải) và nhà bếp (dưới trái).
Phòng riêng của Thái tử Bảo Long (trên trái), phòng của ông bà Quận công Nguyễn Hữu Hào (trên phải), phòng dành cho khách của gia đình (dưới phải) và phòng chờ của khách (dưới trái). Các căn phòng đều có lò sưởi ốp đá hoa cương, các vòm cửa ốp gỗ quý tạo nên vẻ ấm áp, sang trọng.
Một số vật dụng được lưu giữ tại cung Nam Phương Hoàng Hậu: Đầu bò tót Tây Nguyên (trên trái), máy đếm tiền (trên phải), khay hoa quả bằng bạc (dưới phải) và bàn thêu, đọc sách của Nam Phương Hoàng Hậu.
Trong dinh thự còn có cả một đường hầm thoát hiểm.
Quang cảnh Đà Lạt nhìn từ cửa sổ phòng Nam Phương Hoàng Hậu.