Vườn cảnh Troh Bư nằm ở địa phận buôn Niêng, cách TP Buôn Ma Thuột 12 km là nơi đang lưu giữ chiếc thuyền độc mộc được cho là lớn nhất Việt Nam và có thể là lớn nhất thế giới. Con thuyền đặc biệt này có chiều dài 9m, bề ngang 1,75m, với sức chứa lên đến hàng chục người.
Thuyền được đục đẽo từ một khúc thân cây gỗ sao cổ thụ của vườn quốc gia Yok Đôn. Đường kính của thân cây gỗ này là 2m và chỉ tính riêng đoạn thân gỗ làm thuyền đã có thể tích là 27m3.
Thuyền do Nai Nen Lào, một nghệ nhân làm thuyền độc mộc nổi tiếng của Buôn Đôn đẽo trong thời gian 6 tháng, vào giữa năm 1998 hoàn thành.
Thuyền độc mộc là tên gọi chung của dạng thuyền được đục đẽo từ một thân cây gỗ duy nhất. Đây là một loại dạng thuyền truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời. Tại Đức, có những chiếc thuyền độc mộc cổ đã được giới khảo cổ phát hiện và định tuổi vào khoảng thời đại đồ đá, cách đây hàng vạn năm. Cho đến nay, thuyền độc mộc vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc của Việt Nam, thuyền độc mộc vẫn là phương tiện đi lại và đánh bắt cá phổ biến của người dân ở các sông, hồ.
Những chiếc thuyền này đã trở thành nét văn hóa truyền thống độc đáo của địa phương.
Vườn cảnh Troh Bư nằm ở địa phận buôn Niêng, cách TP Buôn Ma Thuột 12 km là nơi đang lưu giữ chiếc thuyền độc mộc được cho là lớn nhất Việt Nam và có thể là lớn nhất thế giới.
Con thuyền đặc biệt này có chiều dài 9m, bề ngang 1,75m, với sức chứa lên đến hàng chục người.
Thuyền được đục đẽo từ một khúc thân cây gỗ sao cổ thụ của vườn quốc gia Yok Đôn.
Đường kính của thân cây gỗ này là 2m và chỉ tính riêng đoạn thân gỗ làm thuyền đã có thể tích là 27m3.
Thuyền do Nai Nen Lào, một nghệ nhân làm thuyền độc mộc nổi tiếng của Buôn Đôn đẽo trong thời gian 6 tháng, vào giữa năm 1998 hoàn thành.
Thuyền độc mộc là tên gọi chung của dạng thuyền được đục đẽo từ một thân cây gỗ duy nhất. Đây là một loại dạng thuyền truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời.
Tại Đức, có những chiếc thuyền độc mộc cổ đã được giới khảo cổ phát hiện và định tuổi vào khoảng thời đại đồ đá, cách đây hàng vạn năm.
Cho đến nay, thuyền độc mộc vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc của Việt Nam, thuyền độc mộc vẫn là phương tiện đi lại và đánh bắt cá phổ biến của người dân ở các sông, hồ.
Những chiếc thuyền này đã trở thành nét văn hóa truyền thống độc đáo của địa phương.