Hình thành từ thời Pháp thuộc, Bảo tàng Địa chất Việt Nam (số 6 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lưu giữ hàng nghìn mẫu vật địa chất của Việt Nam và quốc tế. Đặc sắc nhất trong đó là các hóa thạch khủng long, gồm một xương đùi dài khoảng 60 cm và hai mẫu xương khác nhỏ hơn.Nhìn thoáng qua, những mẫu hỏa thạch này không khác biệt nhiều so với những khối đá bình thường. Nếu không được giới thiệu, người không có chuyên môn sẽ không thể biết rằng chúng là xương cốt của một loài sinh vật khổng lồ sống cách đây hàng chục triệu năm .Ngược dòng lịch sử, vào năm 1936, trong khi nghiên cứu bản đồ địa vùng Hạ Lào, nhà địa chất học người Pháp Josué Heilman Hoffet đã phát hiện ra nhiều mẫu xương hóa thạch trong khu vực Bản Tangvai, mường Pha Lan, thuộc tỉnh Savanakhet, cách biên giới Việt-Lào khoảng 200 km.Những mẫu vật được khai quật bao gồm một xương đùi lớn và nhiều đốt xương sống của một loài sinh vật khổng lồ mà thời điểm đó chưa thể định danh. Các mẫu vật đã được chuyển về bảo tàng địa chất ở Hà Nội và được lưu giữ tại bảo tàng từ thời đó cho đến nay.Sau này, các chuyên gia cổ sinh học quốc tế xác định các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Lào thuộc về một loài khủng long có tên khoa học là Titanosaurus falloti. Vào cuối thập kỷ 1990, tên của loài khủng long này đã đươc đặt lại là Tangvaysaurus, nghĩa là thằn lằn bản Tangvay.Theo các nhà nghiên cứu, loài khủng long Titanosaurus falloti / Tangvaysaurus thuộc về một chi khủng long có tên gọi Titanosaurus, còn gọi là thằn lằn hộ pháp, sống ở cuối kỷ Phấn Trắng cách đây từ 83-65 triệu năm.Các loài khủng long thuộc chi này có hình thái giải phẫu khá giống nhau, đều là các loài ăn thực vật khổng lồ, có cổ dài, khi trưởng thành có thể dài từ 9 đến 12 mét.Hình ảnh phục dựng về một loài khủng long thuộc chi Titanosaurus.Khi nhìn những cục xương hóa đá ở Bảo tàng Địa chất Việt Nam, hãy cho trí tưởng tượng bay bổng để quay trở về kỷ nguyên mà các loài bò sát khổng lồ còn thống trị Trái đất...Cho đến nay, Lào là quốc gia duy nhất trên thế giới phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long Tangvaysaurus. Ngoài loài này, vào thập niên 1990 người ta còn tìm thấy hóa thạch một số loài khủng long khác ở Lào.Một bảo tàng Khủng long đã được xây dựng ở tỉnh Savannakhet để trưng bày các mẫu vật được tìm thấy, trở thành địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách ở Lào.Trái với nước bạn Lào, tại Việt Nam, dù nhiều cuộc khai quật cổ sinh đã được tiến hành nhưng vẫn chưa có mẫu hóa thạch khủng long nào được tìm thấy từ trước đến nay.Dù vậy, theo các chuyên gia cổ sinh học, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam trong đại Trung sinh phù hợp cho sự sinh sống của loài khủng long. Vì vậy, việc tìm ra hóa thạch của khủng long ở Việt Nam trong tương lai là hoàn toàn khả thi... Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Hình thành từ thời Pháp thuộc, Bảo tàng Địa chất Việt Nam (số 6 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lưu giữ hàng nghìn mẫu vật địa chất của Việt Nam và quốc tế. Đặc sắc nhất trong đó là các hóa thạch khủng long, gồm một xương đùi dài khoảng 60 cm và hai mẫu xương khác nhỏ hơn.
Nhìn thoáng qua, những mẫu hỏa thạch này không khác biệt nhiều so với những khối đá bình thường. Nếu không được giới thiệu, người không có chuyên môn sẽ không thể biết rằng chúng là xương cốt của một loài sinh vật khổng lồ sống cách đây hàng chục triệu năm .
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1936, trong khi nghiên cứu bản đồ địa vùng Hạ Lào, nhà địa chất học người Pháp Josué Heilman Hoffet đã phát hiện ra nhiều mẫu xương hóa thạch trong khu vực Bản Tangvai, mường Pha Lan, thuộc tỉnh Savanakhet, cách biên giới Việt-Lào khoảng 200 km.
Những mẫu vật được khai quật bao gồm một xương đùi lớn và nhiều đốt xương sống của một loài sinh vật khổng lồ mà thời điểm đó chưa thể định danh. Các mẫu vật đã được chuyển về bảo tàng địa chất ở Hà Nội và được lưu giữ tại bảo tàng từ thời đó cho đến nay.
Sau này, các chuyên gia cổ sinh học quốc tế xác định các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Lào thuộc về một loài khủng long có tên khoa học là Titanosaurus falloti. Vào cuối thập kỷ 1990, tên của loài khủng long này đã đươc đặt lại là Tangvaysaurus, nghĩa là thằn lằn bản Tangvay.
Theo các nhà nghiên cứu, loài khủng long Titanosaurus falloti / Tangvaysaurus thuộc về một chi khủng long có tên gọi Titanosaurus, còn gọi là thằn lằn hộ pháp, sống ở cuối kỷ Phấn Trắng cách đây từ 83-65 triệu năm.
Các loài khủng long thuộc chi này có hình thái giải phẫu khá giống nhau, đều là các loài ăn thực vật khổng lồ, có cổ dài, khi trưởng thành có thể dài từ 9 đến 12 mét.
Hình ảnh phục dựng về một loài khủng long thuộc chi Titanosaurus.
Khi nhìn những cục xương hóa đá ở Bảo tàng Địa chất Việt Nam, hãy cho trí tưởng tượng bay bổng để quay trở về kỷ nguyên mà các loài bò sát khổng lồ còn thống trị Trái đất...
Cho đến nay, Lào là quốc gia duy nhất trên thế giới phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long Tangvaysaurus. Ngoài loài này, vào thập niên 1990 người ta còn tìm thấy hóa thạch một số loài khủng long khác ở Lào.
Một bảo tàng Khủng long đã được xây dựng ở tỉnh Savannakhet để trưng bày các mẫu vật được tìm thấy, trở thành địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách ở Lào.
Trái với nước bạn Lào, tại Việt Nam, dù nhiều cuộc khai quật cổ sinh đã được tiến hành nhưng vẫn chưa có mẫu hóa thạch khủng long nào được tìm thấy từ trước đến nay.
Dù vậy, theo các chuyên gia cổ sinh học, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam trong đại Trung sinh phù hợp cho sự sinh sống của loài khủng long. Vì vậy, việc tìm ra hóa thạch của khủng long ở Việt Nam trong tương lai là hoàn toàn khả thi...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.