Bộ tượng 12 con giáp làm bằng ngọc là một hiện vật lịch sử rất độc đáo, đang được giới thiệu trong Triển lãm Linh vật Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Các tác phẩm này nằm trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn, có niên đại từ thế kỷ 19 - 20, được chế tác rất tinh xảo và sinh động. Ảnh: Tượng Tí (Chuột).Mỗi bức tượng có chiều cao khoảng 4cm. Ảnh: Tượng Sửu (Trâu).Nét độc đáo của bộ tượng này là các con vật trong 12 con giáp đã được nhân hóa, mang thân hình của con người. Ảnh: Tượng Dần (Hổ).Các bức tượng đều được tạo hình ở tư thế ngồi dáng vẻ thư thái. Ảnh: Tượng Thìn (Rồng).Tượng Tị (Rắn) có lẽ là bức tượng thú vị nhất, vì ít ai có thể hình dung được một chú rắn có 4 chi trông sẽ như thế nào.Mỗi con vật trong bộ tượng cầm trong tay một vật dung khác nhau. Ảnh: Tượng Ngọ (Ngựa).Mỗi vật dụng này hàm chứa một ý nghĩa gắn với từng con giáp theo quan niệm người xưa. Ảnh: Tượng Mùi (Dê).Tượng Thân (Khỉ), con giáp ứng với năm Bính Thân 2016.Ở các nước Đông Á, 12 cop Giáp gồm Tí (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn), tương ứng với 12 chi trong lịch pháp Á Đông, dùng để tính thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng. Ảnh: Tượng Dậu (Gà).Ngoài ra, 12 con giáp còn được dùng để liên kết các yếu tố liên quan đến vận mệnh, cuộc sống con người. Ảnh: Tượng Tuất (Chó).Có thể nói, bộ tượng 12 con giáp bằng ngọc của nhà Nguyễn là một minh chứng cho bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân Việt xưa. Ảnh: Tượng Hợi (Lợn).Điều đáng tiếc là bộ tượng này thiếu mất tượng Mão (Mèo).
Bộ tượng 12 con giáp làm bằng ngọc là một hiện vật lịch sử rất độc đáo, đang được giới thiệu trong Triển lãm Linh vật Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Các tác phẩm này nằm trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn, có niên đại từ thế kỷ 19 - 20, được chế tác rất tinh xảo và sinh động. Ảnh: Tượng Tí (Chuột).
Mỗi bức tượng có chiều cao khoảng 4cm. Ảnh: Tượng Sửu (Trâu).
Nét độc đáo của bộ tượng này là các con vật trong 12 con giáp đã được nhân hóa, mang thân hình của con người. Ảnh: Tượng Dần (Hổ).
Các bức tượng đều được tạo hình ở tư thế ngồi dáng vẻ thư thái. Ảnh: Tượng Thìn (Rồng).
Tượng Tị (Rắn) có lẽ là bức tượng thú vị nhất, vì ít ai có thể hình dung được một chú rắn có 4 chi trông sẽ như thế nào.
Mỗi con vật trong bộ tượng cầm trong tay một vật dung khác nhau. Ảnh: Tượng Ngọ (Ngựa).
Mỗi vật dụng này hàm chứa một ý nghĩa gắn với từng con giáp theo quan niệm người xưa. Ảnh: Tượng Mùi (Dê).
Tượng Thân (Khỉ), con giáp ứng với năm Bính Thân 2016.
Ở các nước Đông Á, 12 cop Giáp gồm Tí (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn), tương ứng với 12 chi trong lịch pháp Á Đông, dùng để tính thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng. Ảnh: Tượng Dậu (Gà).
Ngoài ra, 12 con giáp còn được dùng để liên kết các yếu tố liên quan đến vận mệnh, cuộc sống con người. Ảnh: Tượng Tuất (Chó).
Có thể nói, bộ tượng 12 con giáp bằng ngọc của nhà Nguyễn là một minh chứng cho bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân Việt xưa. Ảnh: Tượng Hợi (Lợn).
Điều đáng tiếc là bộ tượng này thiếu mất tượng Mão (Mèo).