Tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc biệt của nền văn hóa Óc Eo, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Bức tượng này được tạc từ đá sa thạch, có chiều cao 75 cm, ngang 32,3 cm, nặng 75 kg, có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 – 8 Sau Công nguyên.Hiện vật thể hiện hình ảnh một nữ nhân đầu đội mũ trụ, có bốn tay đứng trên bệ liền với một vòng cung đỡ ở phía sau.Thân trên tượng để trần, khuôn ngực tròn đầy, vòng eo thon, thân dưới tượng mặc sampot hoặc váy dài vẽ hoa văn hình sóng.Hai tay sau tượng đưa lên ngang vai, một tay cầm một vật hình đĩa tròn, có thể là gương, tay kia cầm con dao hoặc tù và.Hai tay trước nắm lại như đang chống gậy trượng, có thể trong bàn tay từng cầm các vật biểu tượng rời nhưng đã bị mất theo thời gian.Đặc biệt, trên bệ tượng có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.Ngược dòng thời gian, tượng nữ thần Durga được các nhà khảo cổ học người Pháp tìm thấy thấy tại Liên Hữu, Trà Vinh vào năm 1902.Khi đó, tượng bị sứt mẻ chút ít ở trán, ngực và nơi tay, song vẫn giữ được những nét chạm có hồn, toát lên vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc của văn hóa Óc Eo.Ban đầu tượng được lưu giữ tại Bảo tàng của Hội Nghiên cứu Đông Dương ở Sài Gòn rồi chuyển qua Bảo tàng Phnom Penh. Đến năm 1928 tượng mới được đưa vào Bảo tàng Blanchard de la Brosses (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM).Vào năm 2013, tượng Durga Liên Hữu được công nhận là Bảo vật Quốc gia dựa trên tiêu chí: Đây là tượng nguyên gốc, độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Durga thế kỷ 7, 8... Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc biệt của nền văn hóa Óc Eo, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Bức tượng này được tạc từ đá sa thạch, có chiều cao 75 cm, ngang 32,3 cm, nặng 75 kg, có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 – 8 Sau Công nguyên.
Hiện vật thể hiện hình ảnh một nữ nhân đầu đội mũ trụ, có bốn tay đứng trên bệ liền với một vòng cung đỡ ở phía sau.
Thân trên tượng để trần, khuôn ngực tròn đầy, vòng eo thon, thân dưới tượng mặc sampot hoặc váy dài vẽ hoa văn hình sóng.
Hai tay sau tượng đưa lên ngang vai, một tay cầm một vật hình đĩa tròn, có thể là gương, tay kia cầm con dao hoặc tù và.
Hai tay trước nắm lại như đang chống gậy trượng, có thể trong bàn tay từng cầm các vật biểu tượng rời nhưng đã bị mất theo thời gian.
Đặc biệt, trên bệ tượng có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.
Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.
Ngược dòng thời gian, tượng nữ thần Durga được các nhà khảo cổ học người Pháp tìm thấy thấy tại Liên Hữu, Trà Vinh vào năm 1902.
Khi đó, tượng bị sứt mẻ chút ít ở trán, ngực và nơi tay, song vẫn giữ được những nét chạm có hồn, toát lên vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc của văn hóa Óc Eo.
Ban đầu tượng được lưu giữ tại Bảo tàng của Hội Nghiên cứu Đông Dương ở Sài Gòn rồi chuyển qua Bảo tàng Phnom Penh. Đến năm 1928 tượng mới được đưa vào Bảo tàng Blanchard de la Brosses (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM).
Vào năm 2013, tượng Durga Liên Hữu được công nhận là Bảo vật Quốc gia dựa trên tiêu chí: Đây là tượng nguyên gốc, độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Durga thế kỷ 7, 8...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.