Kim sách - những quyển sách được làm bằng vàng là một loại hình cổ vật có giá trị đặc biệt còn được lưu giữ lại từ thời nhà Nguyễn. Những cuốn sách đế vương này sử dụng cho mục đích gì, được chế tác như thế nào?Ngược dòng lịch sử, việc làm kim sách nhà Nguyễn được giao cho bộ Lễ. Trước hết, kim sách được dùng cho lễ đăng quang của vua. Sử chép: “Đến ngày làm lễ, đặt nghi lễ đại triều ở điện Thái Hòa, hoàng đế tới ngự, bách quan kính đưa sách vàng lên, dâng tôn hiệu và bài biểu, làm lễ khánh hạ”.Tiếp đến, những cuốn sách bằng vàng này được dùng trong các lễ kính dâng tôn hiệu hoàng đế, hoàng hậu các đời trước; kính dâng tôn hiệu hoàng thái hậu; sách phong hoàng tử, các công chúa trong hoàng thân.Kim sách được chế tác theo các quy định nghiêm ngặt về chất liệu, kích thước, số trang, hòm đựng... Cụ thể, sách của vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.Sách của hoàng hậu làm bằng vàng mười tuổi, có sáu tờ, tờ trước và tờ sau chạm khắc rồng, mây, bốn tờ giữa khắc sách văn; dài năm tấc năm phân, ngang ba tấc năm phân, dày hai li.Sách của hoàng thái tử làm bằng vàng mười tuổi, có năm tờ, tờ trước tờ sau khắc rồng, mây, ba tờ giữa khắc sách văn; dài năm tấc sáu phân sáu li, ngang ba tấc hai phân bốn li, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.Ngoài ra còn có sách của hoàng đế ở hữu miếu (vàng mười tuổi); Sách của hoàng hậu ở hữu miếu (vàng tám tuổi); Sách của hoàng đế ở tả miếu (vàng tám tuổi hay năm tuổi); Sách của hoàng hậu ở tả miếu (vàng tám tuổi hay năm tuổi)...Hòm để sách được làm bằng bạc, bốn mặt chung quanh và nắp đều khắc rồng, có một hòm gỗ đỏ đựng ở ngoài, bịt góc và chìa khóa đều bằng vàng.Nội dung của các kim sách được viết theo lối biền ngẫu, ca tụng công lao của người gắn với cuốn sách. Qua nội dung khắc trong kim sách, người ta có được nhiều thông tin hữu ích về lịch sử, tư tưởng đạo đức, điển chế, điển lễ... đương triều.Trong suốt 143 năm tồn tại của triều Nguyễn, số lượng kim sách được làm ra chắc chắn là rất nhiều. Thật tiếc là do những biến động của lịch sử, những báu vật này đã bị hủy hoại hoặc thất lạc gần hết... (Hình ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Kim sách - những quyển sách được làm bằng vàng là một loại hình cổ vật có giá trị đặc biệt còn được lưu giữ lại từ thời nhà Nguyễn. Những cuốn sách đế vương này sử dụng cho mục đích gì, được chế tác như thế nào?
Ngược dòng lịch sử, việc làm kim sách nhà Nguyễn được giao cho bộ Lễ. Trước hết, kim sách được dùng cho lễ đăng quang của vua. Sử chép: “Đến ngày làm lễ, đặt nghi lễ đại triều ở điện Thái Hòa, hoàng đế tới ngự, bách quan kính đưa sách vàng lên, dâng tôn hiệu và bài biểu, làm lễ khánh hạ”.
Tiếp đến, những cuốn sách bằng vàng này được dùng trong các lễ kính dâng tôn hiệu hoàng đế, hoàng hậu các đời trước; kính dâng tôn hiệu hoàng thái hậu; sách phong hoàng tử, các công chúa trong hoàng thân.
Kim sách được chế tác theo các quy định nghiêm ngặt về chất liệu, kích thước, số trang, hòm đựng... Cụ thể, sách của vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.
Sách của hoàng hậu làm bằng vàng mười tuổi, có sáu tờ, tờ trước và tờ sau chạm khắc rồng, mây, bốn tờ giữa khắc sách văn; dài năm tấc năm phân, ngang ba tấc năm phân, dày hai li.
Sách của hoàng thái tử làm bằng vàng mười tuổi, có năm tờ, tờ trước tờ sau khắc rồng, mây, ba tờ giữa khắc sách văn; dài năm tấc sáu phân sáu li, ngang ba tấc hai phân bốn li, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.
Ngoài ra còn có sách của hoàng đế ở hữu miếu (vàng mười tuổi); Sách của hoàng hậu ở hữu miếu (vàng tám tuổi); Sách của hoàng đế ở tả miếu (vàng tám tuổi hay năm tuổi); Sách của hoàng hậu ở tả miếu (vàng tám tuổi hay năm tuổi)...
Hòm để sách được làm bằng bạc, bốn mặt chung quanh và nắp đều khắc rồng, có một hòm gỗ đỏ đựng ở ngoài, bịt góc và chìa khóa đều bằng vàng.
Nội dung của các kim sách được viết theo lối biền ngẫu, ca tụng công lao của người gắn với cuốn sách. Qua nội dung khắc trong kim sách, người ta có được nhiều thông tin hữu ích về lịch sử, tư tưởng đạo đức, điển chế, điển lễ... đương triều.
Trong suốt 143 năm tồn tại của triều Nguyễn, số lượng kim sách được làm ra chắc chắn là rất nhiều. Thật tiếc là do những biến động của lịch sử, những báu vật này đã bị hủy hoại hoặc thất lạc gần hết... (Hình ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.