Tại xã Thuỷ Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế có một khu lăng mộ cổ ít người biết đến, nhưng lại mang một số phận lịch sử hết sức đặc biệt.Đó chính là lăng Chiêu Nghi - lăng mộ đặc biệt nhất thời 9 chúa Nguyễn. Đây là nơi an nghỉ của bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ (1710 - 1750) vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.Lăng Chiêu Nghi đặc biệt ở chỗ, đây chính là lăng mộ duy nhất của thời 9 chúa Nguyễn còn giữ được kiến trúc nguyên bản.Theo sử sách nhà Nguyễn, khi chiếm thành Phú Xuân (Huế) năm 1790, quân Tây Sơn đã tiến hành việc đập phá lăng mộ và văn bia của các chúa Nguyễn một cách có hệ thống nhằm xóa hết dấu vết lịch sử của đối thủ.Điều kỳ lạ là lăng Chiêu Nghi vẫn được giữ nguyên vẹn sau cuộc tàn phá này.Toàn bộ khu lăng mộ gồm có hai vòng thành, vòng ngoài có hai trụ cổng, vòng trong có cổng vòm ra vào, bên trong là ngôi mộ nhỏ hình chữ nhật hai tầng.Dựa trên kiến trúc lăng Chiêu Nghi, nhà Nguyễn đã cho khôi phục hệ thống lăng mộ thời 9 chúa Nguyễn. Điều này lý giải vì sao tất cả các lăng mộ thời tiền Nguyễn ở Huế hiện nay đều có kiểu thức giống hệt nhau.Một điều đặc biệt nữa của lăng Chiêu Nghi là phía trước lăng còn có một tấm văn bia được chạm khắc tinh xảo. Đây chính là tấm văn bia duy nhất thời tiền Nguyễn được lưu giữ đến ngày nay.Những chữ Hán khắc trong lòng bia vẫn còn đọc được, nét chữ chân phương, rõ ràng và có cả thảy 883 chữ, mỗi chữ đều là lời lược thuật về cuộc đời, phẩm hạnh của bà Chiêu Nghi và bày tỏ niềm tiếc thương của chúa Nguyễn dành cho bà.Vì sao quân Tây Sơn lại không đụng đến lăng Chiêu Nghi? Đây là một ẩn số chưa có lời giải đáp của lịch sử Việt Nam.
Tại xã Thuỷ Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế có một khu lăng mộ cổ ít người biết đến, nhưng lại mang một số phận lịch sử hết sức đặc biệt.
Đó chính là lăng Chiêu Nghi - lăng mộ đặc biệt nhất thời 9 chúa Nguyễn. Đây là nơi an nghỉ của bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ (1710 - 1750) vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.
Lăng Chiêu Nghi đặc biệt ở chỗ, đây chính là lăng mộ duy nhất của thời 9 chúa Nguyễn còn giữ được kiến trúc nguyên bản.
Theo sử sách nhà Nguyễn, khi chiếm thành Phú Xuân (Huế) năm 1790, quân Tây Sơn đã tiến hành việc đập phá lăng mộ và văn bia của các chúa Nguyễn một cách có hệ thống nhằm xóa hết dấu vết lịch sử của đối thủ.
Điều kỳ lạ là lăng Chiêu Nghi vẫn được giữ nguyên vẹn sau cuộc tàn phá này.
Toàn bộ khu lăng mộ gồm có hai vòng thành, vòng ngoài có hai trụ cổng, vòng trong có cổng vòm ra vào, bên trong là ngôi mộ nhỏ hình chữ nhật hai tầng.
Dựa trên kiến trúc lăng Chiêu Nghi, nhà Nguyễn đã cho khôi phục hệ thống lăng mộ thời 9 chúa Nguyễn. Điều này lý giải vì sao tất cả các lăng mộ thời tiền Nguyễn ở Huế hiện nay đều có kiểu thức giống hệt nhau.
Một điều đặc biệt nữa của lăng Chiêu Nghi là phía trước lăng còn có một tấm văn bia được chạm khắc tinh xảo. Đây chính là tấm văn bia duy nhất thời tiền Nguyễn được lưu giữ đến ngày nay.
Những chữ Hán khắc trong lòng bia vẫn còn đọc được, nét chữ chân phương, rõ ràng và có cả thảy 883 chữ, mỗi chữ đều là lời lược thuật về cuộc đời, phẩm hạnh của bà Chiêu Nghi và bày tỏ niềm tiếc thương của chúa Nguyễn dành cho bà.
Vì sao quân Tây Sơn lại không đụng đến lăng Chiêu Nghi? Đây là một ẩn số chưa có lời giải đáp của lịch sử Việt Nam.