Trước sân chầu Thế Miếu ở Hoàng Thành Huế có đặt 9 cái đỉnh đồng khổng lồ được đúc vào thời vua Minh Mạng mà người đời thường gọi là Cửu Đỉnh. Phìa sau những cổ vật vô giá này là những bí ẩn chưa được giải mã thấu đáo.Theo sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” do nhà văn Dương Phước Thu biên khảo, bí ẩn lớn nhất của Cửu Đỉnh chính là con số 9. Tại sao lại là 9 chiếc đỉnh? Con số này mang ý nghĩa gì?Theo quan niệm phương Đông, số 9 là con số thiêng liêng, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Vì lý do đó, nhiều công trình nổi tiếng ở Cố đô Huế, trong đó có Cửu Đỉnh, gắn với số 9.Trên 9 chiếc đỉnh, các nghệ nhân thời Nguyễn đã chọn 153 hình ảnh tiêu biểu của nước Việt để khắc lên. Các hình trong Cửu Đỉnh lại được xếp theo bộ 9 như 9 vì tinh tú, 9 chín ngọn núi lớn, 9 con sông đào, 9 loài chim...Các hình ảnh khắc trên từng chiếc Đỉnh được xếp thành 3 tầng trên - dưới - giữa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là cách sắp xếp theo hình quẻ Càn, quẻ tượng trưng cho Trời trong Kinh Dịch, thể hiện rằng những chiếc đỉnh là hiện thân của đạo Trời.Việc 153 hình tượng trên Cửu Đỉnh đã được chọn như thế nào, ai là người chọn, sử sách không ghi rõ nên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng có thể chắc chắn rằng, các hình ảnh này thể hiện cái nhìn của vua Minh Mạng về đất nước mà mình trị vì.Xung quanh cách đặt tên các đỉnh cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Phả hệ Nguyễn Tộc và một số học giả giải thích rằng, tên mỗi đỉnh là lấy theo thụy hiệu của các vua nhà Nguyễn thờ ở Thế Miếu, như Cao Đỉnh ứng với Thế Tổ Gia Long, Nhân Đỉnh ứng với Vua Minh Mạng...Theo một cách lý giải khác thì Cao Đỉnh tượng trưng cho sự Vĩ đại, Nhân Đỉnh tượng trưng cho Đức độ, Chương Đỉnh - Ánh sáng, Anh Đỉnh - Hiển đạt, Nghị Đỉnh - Cương nghị; Thuần đỉnh - Tinh khiết; Tuyên Đỉnh - Tinh thông; Dụ Đỉnh - Phong phú, Huyền Đỉnh - Huyền kỳ...Dường như, việc đúc Cửu Đỉnh nhà Nguyễn không chỉ mang tính kỹ thuật, mà còn là nghi lễ thiêng liêng. Điều này thể hiện qua ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên: “Việc đúc đỉnh, cố nhiên là ở nhân công, nhưng quý trọng mà làm được không phải không có thần giúp sức”.Ngoài ra, sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng của từng chiếc đỉnh cũng là điều bí ẩn chưa có lời giải. Những sai khác này hình thành do sự ngẫu hứng của các nghệ nhân, hay còn mật ngữ nào ẩn giấu mà hậu thế không nhận ra?...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trước sân chầu Thế Miếu ở Hoàng Thành Huế có đặt 9 cái đỉnh đồng khổng lồ được đúc vào thời vua Minh Mạng mà người đời thường gọi là Cửu Đỉnh. Phìa sau những cổ vật vô giá này là những bí ẩn chưa được giải mã thấu đáo.
Theo sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” do nhà văn Dương Phước Thu biên khảo, bí ẩn lớn nhất của Cửu Đỉnh chính là con số 9. Tại sao lại là 9 chiếc đỉnh? Con số này mang ý nghĩa gì?
Theo quan niệm phương Đông, số 9 là con số thiêng liêng, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Vì lý do đó, nhiều công trình nổi tiếng ở Cố đô Huế, trong đó có Cửu Đỉnh, gắn với số 9.
Trên 9 chiếc đỉnh, các nghệ nhân thời Nguyễn đã chọn 153 hình ảnh tiêu biểu của nước Việt để khắc lên. Các hình trong Cửu Đỉnh lại được xếp theo bộ 9 như 9 vì tinh tú, 9 chín ngọn núi lớn, 9 con sông đào, 9 loài chim...
Các hình ảnh khắc trên từng chiếc Đỉnh được xếp thành 3 tầng trên - dưới - giữa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là cách sắp xếp theo hình quẻ Càn, quẻ tượng trưng cho Trời trong Kinh Dịch, thể hiện rằng những chiếc đỉnh là hiện thân của đạo Trời.
Việc 153 hình tượng trên Cửu Đỉnh đã được chọn như thế nào, ai là người chọn, sử sách không ghi rõ nên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng có thể chắc chắn rằng, các hình ảnh này thể hiện cái nhìn của vua Minh Mạng về đất nước mà mình trị vì.
Xung quanh cách đặt tên các đỉnh cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Phả hệ Nguyễn Tộc và một số học giả giải thích rằng, tên mỗi đỉnh là lấy theo thụy hiệu của các vua nhà Nguyễn thờ ở Thế Miếu, như Cao Đỉnh ứng với Thế Tổ Gia Long, Nhân Đỉnh ứng với Vua Minh Mạng...
Theo một cách lý giải khác thì Cao Đỉnh tượng trưng cho sự Vĩ đại, Nhân Đỉnh tượng trưng cho Đức độ, Chương Đỉnh - Ánh sáng, Anh Đỉnh - Hiển đạt, Nghị Đỉnh - Cương nghị; Thuần đỉnh - Tinh khiết; Tuyên Đỉnh - Tinh thông; Dụ Đỉnh - Phong phú, Huyền Đỉnh - Huyền kỳ...
Dường như, việc đúc Cửu Đỉnh nhà Nguyễn không chỉ mang tính kỹ thuật, mà còn là nghi lễ thiêng liêng. Điều này thể hiện qua ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên: “Việc đúc đỉnh, cố nhiên là ở nhân công, nhưng quý trọng mà làm được không phải không có thần giúp sức”.
Ngoài ra, sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng của từng chiếc đỉnh cũng là điều bí ẩn chưa có lời giải. Những sai khác này hình thành do sự ngẫu hứng của các nghệ nhân, hay còn mật ngữ nào ẩn giấu mà hậu thế không nhận ra?...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.