Nằm ở địa phận phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cảng Lạch Hới là địa danh lịch sử đặc biệt gắn với một giai đoạn đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam.Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Cán bộ, chiến sỹ miền Nam đã tham gia kháng chiến chống pháp được tập kết ra Bắc. Cảng Lạch Hới được giao nhiệm vụ là địa điểm duy nhất đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Cảng Lạch Hới ngày nay.Thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, tỉnh ủy Thanh Hóa đã gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất đón đoàn cán bộ, chiến sỹ, thương bệnh binh, học sinh, sinh viên Miền Nam tập kết ra Bắc. Những nguồn lực lớn đã được huy động để ngày đêm vận chuyển đất, đá, tre luồng, lương thực, thực phẩm để xây dựng các lán, trại, nhà điều dưỡng, nhà đón tiếp... để kịp đón đồng bào.Ngày 25/9/1954, chiếc tàu đầu tiên chở đồng bảo tập kết rẽ sóng tiến vào giữa tiếng hoan hô vang trời dậy sóng, cờ hoa rực rỡ của cán bộ, nhân dân địa phương.Trong ngày lịch sử này, hàng ngàn đồng bào ở Sầm Sơn và các huyện lân cận đã đứng chật hai bên đường chào đón những người đồng bào ruột thịt.Có những chuyến tàu biển rất lớn đưa đồng bào Miền Nam tập kết ra Bắc, không cập được bến Sầm Sơn, phải đậu cách xa đất liền vài cây số. Địa phương đã huy động, sử dụng các loại tàu, thuyền nhỏ để đưa đồng bào vào bờ.Có những chuyến tàu mất hai ngày mới chở hết đồng bào vào đất liền. Mỗi người một việc, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân đều được giao nhiệm vụ cụ thể.Ngày nay, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng ở cảng Lạch Hới để ghi lại sự kiện lịch sử trọng đại này: "Nơi đây, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955 đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ ở Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam".Sau một thời gian nghỉ tại Sầm Sơn, đồng bào, cán bộ chiến sỹ Miền Nam tập kết ra Bắc lại được di chuyển đến các địa phương khác ở Miền Bắc để học tập, tham gia phát triển kinh tế - xã hội hoặc về Miền Nam tham gia chiến đấu.Nhiều người trong số đó đã trở thành giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà quân sự, anh hùng, chiến sỹ thi đua.... Nhiều người giữ những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…Ngày nay, cảng cá Lạch Hới đã được đầu tư xây dựng trở thành một trong những bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa.Cảng cá này hiện có chỗ đậu cho 450 đến 500 tàu, thuyền đánh cá các loại. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn...
Nằm ở địa phận phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cảng Lạch Hới là địa danh lịch sử đặc biệt gắn với một giai đoạn đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Cán bộ, chiến sỹ miền Nam đã tham gia kháng chiến chống pháp được tập kết ra Bắc. Cảng Lạch Hới được giao nhiệm vụ là địa điểm duy nhất đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Cảng Lạch Hới ngày nay.
Thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, tỉnh ủy Thanh Hóa đã gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất đón đoàn cán bộ, chiến sỹ, thương bệnh binh, học sinh, sinh viên Miền Nam tập kết ra Bắc. Những nguồn lực lớn đã được huy động để ngày đêm vận chuyển đất, đá, tre luồng, lương thực, thực phẩm để xây dựng các lán, trại, nhà điều dưỡng, nhà đón tiếp... để kịp đón đồng bào.
Ngày 25/9/1954, chiếc tàu đầu tiên chở đồng bảo tập kết rẽ sóng tiến vào giữa tiếng hoan hô vang trời dậy sóng, cờ hoa rực rỡ của cán bộ, nhân dân địa phương.
Trong ngày lịch sử này, hàng ngàn đồng bào ở Sầm Sơn và các huyện lân cận đã đứng chật hai bên đường chào đón những người đồng bào ruột thịt.
Có những chuyến tàu biển rất lớn đưa đồng bào Miền Nam tập kết ra Bắc, không cập được bến Sầm Sơn, phải đậu cách xa đất liền vài cây số. Địa phương đã huy động, sử dụng các loại tàu, thuyền nhỏ để đưa đồng bào vào bờ.
Có những chuyến tàu mất hai ngày mới chở hết đồng bào vào đất liền. Mỗi người một việc, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân đều được giao nhiệm vụ cụ thể.
Ngày nay, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng ở cảng Lạch Hới để ghi lại sự kiện lịch sử trọng đại này: "Nơi đây, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955 đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ ở Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam".
Sau một thời gian nghỉ tại Sầm Sơn, đồng bào, cán bộ chiến sỹ Miền Nam tập kết ra Bắc lại được di chuyển đến các địa phương khác ở Miền Bắc để học tập, tham gia phát triển kinh tế - xã hội hoặc về Miền Nam tham gia chiến đấu.
Nhiều người trong số đó đã trở thành giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà quân sự, anh hùng, chiến sỹ thi đua.... Nhiều người giữ những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…
Ngày nay, cảng cá Lạch Hới đã được đầu tư xây dựng trở thành một trong những bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa.
Cảng cá này hiện có chỗ đậu cho 450 đến 500 tàu, thuyền đánh cá các loại. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn...