1. Miền Bắc: Nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình). Được xây dựng từ năm 1875-1898, nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể kiến trúc gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên 22 ha, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.Nét đặc sắc của nhà thờ Phát Diệm là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ. Công trình nằm ở vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc bề thế này là nhà Phương Đình và nhà thờ lớn.Mỗi mặt bên của nhà thờ lớn lại có hai nhà thờ nhỏ nằm liền kề, gồm nhà thờ Thánh Phêrô, Thánh Giuse, Thánh Bôcô và nhà thờ Trái tim Chúa Jesus. Mỗi nhà thờ có một thiết kế khác nhau. Đặc biệt, nằm phía sau khuôn viên nhà thờ Phát Diệm còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá.Các tác phẩm điêu khắc đá ở nhà thờ Phát Diệm đã đạt đến sự hoàn mỹ, thể hiện tài năng của những người thợ làm đá Ninh Bình xưa. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ đá Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới. 2. Miền Trung: Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên). Được xây dựng từ năm 1892-1907, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic.Mặt tiền nhà thờ gây ấn tượng với vẻ bề thế, hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Các họa tiết kiến trúc được thể hiện tinh tế. Sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của nhà thờ Mằng Lăng là yếu tố ít nhà thờ nào khác sánh bằng.Nhà thờ Măng Lăng cũng được biết đến như nơi lưu giữ cuốn sách Quốc ngữ cổ nhất Việt Nam: Cuốn Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes, được in năm 1651 tại Roma, Italia. Cuốn sách được trưng bày ở khu hầm nằm trong lòng một quả đồi nhân tạo.Trong lịch sử Công giáo Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng người Việt. Với ý nghĩa đó, nhà thờ Mằng Lăng là một điểm hành hương quan trọng của đồng bào Công giáo ở Việt Nam. 3. Miền Nam: Nhà thờ Đức Bà (TP HCM). Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) được xây dựng từ năm 1877-1880, là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn - TP HCM.Công trình mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic, quy mô bề thế với toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 mét, chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Vào năm 1895, nhà thờ xây thêm chóp nhọn trên hai tháp chuông và có diện mạo như ngày nay.Nét đặc sắc làm nên sự khác biệt của nhà thờ Đức Bà với các nhà thờ khác là các bức tường được xây bằng gạch có xuất xứ từ Marseille (Pháp). Sau hơn một thế kỷ, lớp gạch để trần vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, gây ấn tượng mạnh về thị giác.Trong hệ thống nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, nhà thờ Đức Bà là một trong bốn nhà thờ được Giáo hội Vatican tôn phong là Vương cung thánh đường - danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tầm vóc lịch sử và ý nghĩa tâm linh. Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
1. Miền Bắc: Nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình). Được xây dựng từ năm 1875-1898, nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể kiến trúc gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên 22 ha, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Nét đặc sắc của nhà thờ Phát Diệm là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ. Công trình nằm ở vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc bề thế này là nhà Phương Đình và nhà thờ lớn.
Mỗi mặt bên của nhà thờ lớn lại có hai nhà thờ nhỏ nằm liền kề, gồm nhà thờ Thánh Phêrô, Thánh Giuse, Thánh Bôcô và nhà thờ Trái tim Chúa Jesus. Mỗi nhà thờ có một thiết kế khác nhau. Đặc biệt, nằm phía sau khuôn viên nhà thờ Phát Diệm còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá.
Các tác phẩm điêu khắc đá ở nhà thờ Phát Diệm đã đạt đến sự hoàn mỹ, thể hiện tài năng của những người thợ làm đá Ninh Bình xưa. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ đá Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới.
2. Miền Trung: Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên). Được xây dựng từ năm 1892-1907, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic.
Mặt tiền nhà thờ gây ấn tượng với vẻ bề thế, hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Các họa tiết kiến trúc được thể hiện tinh tế. Sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của nhà thờ Mằng Lăng là yếu tố ít nhà thờ nào khác sánh bằng.
Nhà thờ Măng Lăng cũng được biết đến như nơi lưu giữ cuốn sách Quốc ngữ cổ nhất Việt Nam: Cuốn Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes, được in năm 1651 tại Roma, Italia. Cuốn sách được trưng bày ở khu hầm nằm trong lòng một quả đồi nhân tạo.
Trong lịch sử Công giáo Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng người Việt. Với ý nghĩa đó, nhà thờ Mằng Lăng là một điểm hành hương quan trọng của đồng bào Công giáo ở Việt Nam.
3. Miền Nam: Nhà thờ Đức Bà (TP HCM). Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) được xây dựng từ năm 1877-1880, là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn - TP HCM.
Công trình mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic, quy mô bề thế với toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 mét, chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Vào năm 1895, nhà thờ xây thêm chóp nhọn trên hai tháp chuông và có diện mạo như ngày nay.
Nét đặc sắc làm nên sự khác biệt của nhà thờ Đức Bà với các nhà thờ khác là các bức tường được xây bằng gạch có xuất xứ từ Marseille (Pháp). Sau hơn một thế kỷ, lớp gạch để trần vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, gây ấn tượng mạnh về thị giác.
Trong hệ thống nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, nhà thờ Đức Bà là một trong bốn nhà thờ được Giáo hội Vatican tôn phong là Vương cung thánh đường - danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tầm vóc lịch sử và ý nghĩa tâm linh.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.