Được xây dựng từ hơn 200 năm trước, nhà cổ Tấn Ký (số 101 Nguyễn Thái Học, TP Hội An) không chỉ là ngôi nhà cổ nhất được gìn giữ ở phố cổ Hội An mà còn là một trong số ít những căn nhà cổ nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai) có tuổi thọ hơn 100 năm, là một công trình có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú) là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.Nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi, được xây dựng theo lối kiến trúc Việt , tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng có sẵn ở vùng Quảng Nam với ưu điểm có thể chống chịu với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.Tọa lạc ở số 21 Lê Lợi, nhà thờ tộc Trần đánh giá là nhà thờ tộc cổ đẹp nhất Hội An. Nằm trong khuôn viên có diện tích 1.500m2, ngôi nhà vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xưa của kiểu nhà Việt kếp hợp nét kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa, Nhật Bản.Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch nằm tại nhà số 80 Trần Phú, là một ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng vào khoảng năm 1920. Bảo tàng chuyên đề này trưng bày các hiện vật gốm được tìm thấy tại các điểm khảo cổ ở Hội An phản ánh con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước đây, khi mà thương cảng Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền Đông – Tây – Á – Âu.Nằm trong không gian cổ kính và rộng rãi của Minh Hương Phật tự - một ngôi chùa do người Minh Hương thành lập thế kỷ 17 - Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An (10B, đường Trần Hưng Đạo) cung cấp cái nhìn toàn cảnh về Hội An qua các thời kỳ lịch sử với hàng trăm hiện vật quý giá được trưng bày theo chủ đề.Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học - ngôi nhà cổ lớn nhất của phố cổ Hội An. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn, Bảo tàng đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh nằm tại số 149 Trần Phú - một ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc thuộc địa điển hình của Hội An. Đây là nơi sở hữu bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo về văn hoá Sa Huỳnh, nền văn hóa từng thống lĩnh khu vực thương cảng Hội An cách đây hơn 2.000 năm.Bên cạnh các công trình nằm trong khu phố cổ, một địa diểm ý nghĩa khác để ghé thăm vào dịp Tết ở Hội An là chùa Hải Tạng trên Cù Lao Chàm - một quần đảo tuyệt đẹp ngoài khơi Hội An. Ngôi chùa cổ nổi tiếng này được xây dựng vào năm 1758, là nơi thờ Phật và thánh thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trong vùng và cũng là nơi thương thuyền các nước tín ngưỡng Phật giáo ghé vào hành lễ, cầu nguyện khí đi qua vùng biển Hội An.
Được xây dựng từ hơn 200 năm trước, nhà cổ Tấn Ký (số 101 Nguyễn Thái Học, TP Hội An) không chỉ là ngôi nhà cổ nhất được gìn giữ ở phố cổ Hội An mà còn là một trong số ít những căn nhà cổ nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai) có tuổi thọ hơn 100 năm, là một công trình có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.
Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú) là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.
Nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi, được xây dựng theo lối kiến trúc Việt , tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng có sẵn ở vùng Quảng Nam với ưu điểm có thể chống chịu với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Tọa lạc ở số 21 Lê Lợi, nhà thờ tộc Trần đánh giá là nhà thờ tộc cổ đẹp nhất Hội An. Nằm trong khuôn viên có diện tích 1.500m2, ngôi nhà vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xưa của kiểu nhà Việt kếp hợp nét kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa, Nhật Bản.
Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch nằm tại nhà số 80 Trần Phú, là một ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng vào khoảng năm 1920. Bảo tàng chuyên đề này trưng bày các hiện vật gốm được tìm thấy tại các điểm khảo cổ ở Hội An phản ánh con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước đây, khi mà thương cảng Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền Đông – Tây – Á – Âu.
Nằm trong không gian cổ kính và rộng rãi của Minh Hương Phật tự - một ngôi chùa do người Minh Hương thành lập thế kỷ 17 - Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An (10B, đường Trần Hưng Đạo) cung cấp cái nhìn toàn cảnh về Hội An qua các thời kỳ lịch sử với hàng trăm hiện vật quý giá được trưng bày theo chủ đề.
Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học - ngôi nhà cổ lớn nhất của phố cổ Hội An. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn, Bảo tàng đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh nằm tại số 149 Trần Phú - một ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc thuộc địa điển hình của Hội An. Đây là nơi sở hữu bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo về văn hoá Sa Huỳnh, nền văn hóa từng thống lĩnh khu vực thương cảng Hội An cách đây hơn 2.000 năm.
Bên cạnh các công trình nằm trong khu phố cổ, một địa diểm ý nghĩa khác để ghé thăm vào dịp Tết ở Hội An là chùa Hải Tạng trên Cù Lao Chàm - một quần đảo tuyệt đẹp ngoài khơi Hội An. Ngôi chùa cổ nổi tiếng này được xây dựng vào năm 1758, là nơi thờ Phật và thánh thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trong vùng và cũng là nơi thương thuyền các nước tín ngưỡng Phật giáo ghé vào hành lễ, cầu nguyện khí đi qua vùng biển Hội An.