Mặc áo ngực gây ung thư vú. Nỗi lo ung thư vú từ chiếc áo ngực được nhen nhóm khi tác giả cuốn Dressed to Kill (xuất bản năm 2005) cho rằng chiếc áo cản trở sự lưu thông của hệ bạch huyết trong các mô vú. Sự lưu thông có tác dụng đẩy các độc tố ra khỏi vùng ngực. Nếu chu trình này không được thực hiện, các độc tố bị dồn ứ tại đây và gây ung thư. Đáp lại khẳng định của Dressed to kill, không ít tổ chức từ thiện có uy tín phản đối tính chính xác từ lập luận. Họ đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục mối nguy sức khỏe này chẳng liên quan gì đến chiếc áo phụ nữ vẫn mặc hàng ngày.Áo ngực là “vũ khí” hữu hiệu chống lại sự chảy xệ của núi đôi. Lập luận này được đưa ra bởi các nhà sản xuất áo ngực nhằm nâng cao doanh thu của mình. Trong khi đó, giới khoa học có đầy đủ bằng chứng thuyết phục chỉ ra áo ngực không hề mang lại tác dụng “thần tiên” đó. Thực tế khi về già, ngực phụ nữ có dấu hiệu xuống dốc thảm hại như bên to bên nhỏ, hai bên lệch vế hoặc chảy xệ. Tuy nhiên, những diễn biến khủng khiếp này hoàn toàn phụ thuộc vào tính đàn hồi, sự săn chắc của làn da vốn được quy định bởi tính di truyền. Ngoài tuổi tác, việc tăng, giảm cân đột ngột, tác dụng phụ của các loại thuốc cũng góp phần khiến tốc độ chảy xệ diễn ra mạnh hơn.
Áo ngực làm cho ngực chảy xệ. Nếu như những lời có cánh trên được đưa ra bởi các nhà sản xuất áo thì nhận định sai lầm này lại được đưa ra bởi những người rơi vào tình trạng “xập xệ” mà không thể giải thích lý do. Như đã giải thích ở trên, sự “xuống mã” của ngực không phụ thuộc vào chiếc áo mà phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tuổi tác cũng như tiền sử sử dụng thuốc chữa bệnh.
Chị em nghĩ mình luôn chọn áo chuẩn kích cỡ. Thực tế, 8/10 phụ nữ mặc áo không hợp với kích cỡ núi đôi. Nguyên nhân là ngực chúng ta luôn có sự thay đổi về kích cỡ trong tháng nhờ các kích thích tố. Sự thay đổi này rõ rệt nhất là trong giai đoạn kinh nguyệt. Thời điểm này, ngực của chị em có xu hướng phát triển to hơn. Từ đó, bạn dễ cảm thấy khó chịu khi phải bó mình trong một chiếc áo chật.
Mặc áo ngực gây ung thư vú. Nỗi lo ung thư vú từ chiếc áo ngực được nhen nhóm khi tác giả cuốn Dressed to Kill (xuất bản năm 2005) cho rằng chiếc áo cản trở sự lưu thông của hệ bạch huyết trong các mô vú. Sự lưu thông có tác dụng đẩy các độc tố ra khỏi vùng ngực. Nếu chu trình này không được thực hiện, các độc tố bị dồn ứ tại đây và gây ung thư.
Đáp lại khẳng định của Dressed to kill, không ít tổ chức từ thiện có uy tín phản đối tính chính xác từ lập luận. Họ đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục mối nguy sức khỏe này chẳng liên quan gì đến chiếc áo phụ nữ vẫn mặc hàng ngày.
Áo ngực là “vũ khí” hữu hiệu chống lại sự chảy xệ của núi đôi. Lập luận này được đưa ra bởi các nhà sản xuất áo ngực nhằm nâng cao doanh thu của mình. Trong khi đó, giới khoa học có đầy đủ bằng chứng thuyết phục chỉ ra áo ngực không hề mang lại tác dụng “thần tiên” đó.
Thực tế khi về già, ngực phụ nữ có dấu hiệu xuống dốc thảm hại như bên to bên nhỏ, hai bên lệch vế hoặc chảy xệ. Tuy nhiên, những diễn biến khủng khiếp này hoàn toàn phụ thuộc vào tính đàn hồi, sự săn chắc của làn da vốn được quy định bởi tính di truyền. Ngoài tuổi tác, việc tăng, giảm cân đột ngột, tác dụng phụ của các loại thuốc cũng góp phần khiến tốc độ chảy xệ diễn ra mạnh hơn.
Áo ngực làm cho ngực chảy xệ. Nếu như những lời có cánh trên được đưa ra bởi các nhà sản xuất áo thì nhận định sai lầm này lại được đưa ra bởi những người rơi vào tình trạng “xập xệ” mà không thể giải thích lý do. Như đã giải thích ở trên, sự “xuống mã” của ngực không phụ thuộc vào chiếc áo mà phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tuổi tác cũng như tiền sử sử dụng thuốc chữa bệnh.
Chị em nghĩ mình luôn chọn áo chuẩn kích cỡ. Thực tế, 8/10 phụ nữ mặc áo không hợp với kích cỡ núi đôi. Nguyên nhân là ngực chúng ta luôn có sự thay đổi về kích cỡ trong tháng nhờ các kích thích tố. Sự thay đổi này rõ rệt nhất là trong giai đoạn kinh nguyệt. Thời điểm này, ngực của chị em có xu hướng phát triển to hơn. Từ đó, bạn dễ cảm thấy khó chịu khi phải bó mình trong một chiếc áo chật.