Theo quan niệm của người Nepal, phụ nữ hành kinh đã bị ô uế, nếu không lánh đi sẽ khiến các vị thần tức giận, làm tổn hại tới những người đàn ông trong gia đình, cây trồng héo, chết, bò ngừng cho sữa.Vì thế, mỗi tháng khi "đèn đỏ", phụ nữ ở Achham, Nepal, phải chịu cách ly trong nhà kho hoặc chuồng bò, dê. Trong ảnh là cô thiếu nữ Jaukala (14 tuổi) phải sống trong nhà kho tạm bợ trong kỳ kinh nguyệt.Phụ nữ đã kết hôn bị cách ly 4 ngày, thiếu nữ chưa chồng thì 7 ngày. Phụ nữ sau khi sinh con cũng bị cho là ô uế và cũng bị cách ly như vậy. Sự kiệt sức do sinh nở cộng với điều kiện sống tồi tệ, kém vệ sinh khiến không ít sản phụ tử vong.Trong khi bị cách ly, chị em không được phép sử dụng chung nguồn nước sạch hay chạm vào các vật dụng trong nhà. Cơ thể thiếu vệ sinh của họ thu hút rắn, côn trùng và động vật hoang dã nên họ rất dễ gặp nguy hiểm. Đó là chưa kể họ có nguy cơ bị hãm hiếp do sống tách biệt gia đình.Nếu nhà nghèo không có nhà kho hay chuồng bò riêng, phụ nữ hành kinh sẽ ra chỗ cách ly tập thể. Có chuồng bò chứa đến 15 phụ nữ trong khi thiếu nước sạch, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm, hô hấp.Hết kỳ kinh, những phụ nữ này phải tắm bằng nước tiểu bò thay vì nước sạch, vì họ tin rằng chỉ nước tiểu bò mới gột bỏ được sự ô uế.Những phụ nữ hiện đại dám từ bỏ hủ tục này thường bị cộng đồng lên án dữ dội và tẩy chay.Trong ảnh, cô bé Lalita (14 tuổi) phải sống trong chuồng bò trong những ngày thấy tháng của mình.
Theo quan niệm của người Nepal, phụ nữ hành kinh đã bị ô uế, nếu không lánh đi sẽ khiến các vị thần tức giận, làm tổn hại tới những người đàn ông trong gia đình, cây trồng héo, chết, bò ngừng cho sữa.
Vì thế, mỗi tháng khi "đèn đỏ", phụ nữ ở Achham, Nepal, phải chịu cách ly trong nhà kho hoặc chuồng bò, dê. Trong ảnh là cô thiếu nữ Jaukala (14 tuổi) phải sống trong nhà kho tạm bợ trong kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ đã kết hôn bị cách ly 4 ngày, thiếu nữ chưa chồng thì 7 ngày. Phụ nữ sau khi sinh con cũng bị cho là ô uế và cũng bị cách ly như vậy. Sự kiệt sức do sinh nở cộng với điều kiện sống tồi tệ, kém vệ sinh khiến không ít sản phụ tử vong.
Trong khi bị cách ly, chị em không được phép sử dụng chung nguồn nước sạch hay chạm vào các vật dụng trong nhà. Cơ thể thiếu vệ sinh của họ thu hút rắn, côn trùng và động vật hoang dã nên họ rất dễ gặp nguy hiểm. Đó là chưa kể họ có nguy cơ bị hãm hiếp do sống tách biệt gia đình.
Nếu nhà nghèo không có nhà kho hay chuồng bò riêng, phụ nữ hành kinh sẽ ra chỗ cách ly tập thể. Có chuồng bò chứa đến 15 phụ nữ trong khi thiếu nước sạch, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm, hô hấp.
Hết kỳ kinh, những phụ nữ này phải tắm bằng nước tiểu bò thay vì nước sạch, vì họ tin rằng chỉ nước tiểu bò mới gột bỏ được sự ô uế.
Những phụ nữ hiện đại dám từ bỏ hủ tục này thường bị cộng đồng lên án dữ dội và tẩy chay.
Trong ảnh, cô bé Lalita (14 tuổi) phải sống trong chuồng bò trong những ngày thấy tháng của mình.