Nếu ai đã một lần vào thăm nơi ở và trưng bày gốm của nhà điêu khắc gốm tài hoa Nguyễn Tuấn (tại ngõ 405, đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), đều sẽ ấn tượng trước những tác phẩm gốm điêu luyện và cực độc đáo. Ngắm nhìn những tác phẩm này, người xem không chỉ cảm nhận được cái hồn và ấn tượng trước sự kỳ dị của mỗi bức tượng mà còn trầm trồ ngợi khen người đã tạo nên chúng. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm gốm của Nguyễn Tuấn không chỉ là sự tâm huyết của một nghệ nhân nhiều năm gắn bó với nghề mà còn chứa đựng cả triết lý, quan niệm sống của tác giả. Các bức tượng tại đây có đầy đủ các kích cỡ, có bức nhỏ nhắn như một đứa trẻ, có bức lại to lớn như một người trưởng thành. Có tác phẩm cao hơn 2 mét, đường kính có thể tới 1 mét. Các bức tượng vừa trầm lắng chất thiền mà cũng không kém vẻ tưng bừng trần thế với sắc nâu đỏ, da lươn vốn là đặc trưng của làng gốm Phù Lãng. Cũng là chất men truyền thống của làng gốm Phù Lãng nhưng Nguyễn Tuấn đã "phù phép", thổi tinh thần nghệ thuật hiện đại vào hồn cốt của gốm để rồi tạo nên những tác phẩm độc nhất vô nhị Việt Nam. Nghệ nhân này cũng đã mang tư tưởng triết học của Phật giáo vào nghệ thuật gốm. Sau mỗi triển lãm nghệ thuật, nhiều tác phẩm gốm được anh Tuấn mang về trưng bày ở ngôi nhà này. Nhiều "cây Phật" được trưng bày trong một phòng riêng, còn những pho tượng đơn với kích thước khác nhau được sắp đặt tại các phòng còn lại và trong sân vườn.
Nhiều tác phẩm gốm của Nguyễn Tuấn có giá lên tới hàng nghìn đô. Người mua tác phẩm gốm của anh cũng rất đa dạng, có thể là người cùng niềm đam mê về gốm với anh, có thể là một đại gia lắm tiền, cũng có thể chỉ là người thích sưu tập hay một người chơi bình thường.Theo bật mí của anh Tuấn, số lượng pho tượng (khoảng 50 pho) ở đây chỉ bằng 1/100 những pho tượng anh đang có. Những pho tượng này được cất tại xưởng đặt ở chính làng gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh), rộng khoảng 1.000 m2. Đây là nơi anh Tuấn đi tới đi lui mỗi ngày vì như anh nói, gốm đã ăn sâu vào tâm hồn của anh, một ngày mà không được chạm vào gốm, ngày đó anh như mất hồn. Thông thường, để tạo nên một tác phẩm gốm cần trải qua rất nhiều công đoạn mà công đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Sinh ra ở làng gốm, hít thở không khí gốm, tốt nghiệp xong hơn chục năm chỉ làm gốm, với 14 năm miệt mài với nghề, gia tài mà Nguyễn Tuấn có được giờ đây là hàng nghìn bức tượng gốm đẹp đến lạ kỳ.
Nếu ai đã một lần vào thăm nơi ở và trưng bày gốm của nhà điêu khắc gốm tài hoa Nguyễn Tuấn (tại ngõ 405, đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), đều sẽ ấn tượng trước những tác phẩm gốm điêu luyện và cực độc đáo.
Ngắm nhìn những tác phẩm này, người xem không chỉ cảm nhận được cái hồn và ấn tượng trước sự kỳ dị của mỗi bức tượng mà còn trầm trồ ngợi khen người đã tạo nên chúng.
Bởi lẽ, mỗi tác phẩm gốm của Nguyễn Tuấn không chỉ là sự tâm huyết của một nghệ nhân nhiều năm gắn bó với nghề mà còn chứa đựng cả triết lý, quan niệm sống của tác giả.
Các bức tượng tại đây có đầy đủ các kích cỡ, có bức nhỏ nhắn như một đứa trẻ, có bức lại to lớn như một người trưởng thành. Có tác phẩm cao hơn 2 mét, đường kính có thể tới 1 mét. Các bức tượng vừa trầm lắng chất thiền mà cũng không kém vẻ tưng bừng trần thế với sắc nâu đỏ, da lươn vốn là đặc trưng của làng gốm Phù Lãng.
Cũng là chất men truyền thống của làng gốm Phù Lãng nhưng Nguyễn Tuấn đã "phù phép", thổi tinh thần nghệ thuật hiện đại vào hồn cốt của gốm để rồi tạo nên những tác phẩm độc nhất vô nhị Việt Nam. Nghệ nhân này cũng đã mang tư tưởng triết học của Phật giáo vào nghệ thuật gốm.
Sau mỗi triển lãm nghệ thuật, nhiều tác phẩm gốm được anh Tuấn mang về trưng bày ở ngôi nhà này. Nhiều "cây Phật" được trưng bày trong một phòng riêng, còn những pho tượng đơn với kích thước khác nhau được sắp đặt tại các phòng còn lại và trong sân vườn.
Nhiều tác phẩm gốm của Nguyễn Tuấn có giá lên tới hàng nghìn đô. Người mua tác phẩm gốm của anh cũng rất đa dạng, có thể là người cùng niềm đam mê về gốm với anh, có thể là một đại gia lắm tiền, cũng có thể chỉ là người thích sưu tập hay một người chơi bình thường.
Theo bật mí của anh Tuấn, số lượng pho tượng (khoảng 50 pho) ở đây chỉ bằng 1/100 những pho tượng anh đang có. Những pho tượng này được cất tại xưởng đặt ở chính làng gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh), rộng khoảng 1.000 m2.
Đây là nơi anh Tuấn đi tới đi lui mỗi ngày vì như anh nói, gốm đã ăn sâu vào tâm hồn của anh, một ngày mà không được chạm vào gốm, ngày đó anh như mất hồn.
Thông thường, để tạo nên một tác phẩm gốm cần trải qua rất nhiều công đoạn mà công đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Sinh ra ở làng gốm, hít thở không khí gốm, tốt nghiệp xong hơn chục năm chỉ làm gốm, với 14 năm miệt mài với nghề, gia tài mà Nguyễn Tuấn có được giờ đây là hàng nghìn bức tượng gốm đẹp đến lạ kỳ.