Cái tên Trầm Bê bắt đầu xuất hiện trên thương trường từ năm 1991, khi ông chính thức giữ cương vị là giám đốc của Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh. Nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong 10 năm gắn bó với ngành sản xuất và chế biến gỗ, năm 2001, đại gia Trầm Bê bắt đầu chuyển sang một lĩnh vực bất động sản (BĐS).Bắt đầu tham gia lĩnh vực BĐS cách đây 17 năm, đại gia Trầm Bê đầu tư vào công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). Vào thời kỳ này, việc đầu tư bất động sản khá dễ dàng, quỹ đất còn nhiều cộng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Nhờ đó, BCI đã không ngừng ăn nên làm ra.Tròn 10 năm sau khi "dấn thân" vào thị trường BĐS, ông Trầm Bê đã quyết định mang tiền ra xứ người đầu tư BĐS. Cụ thể, vào năm 2009, ông đã bỏ ra khoảng 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall thuộc trung tâm thương mại tại Cupertino (bang California, Mỹ).Vallco Shopping Mall (thường được biết dưới tên Cupertino Square hoặc Vallco Fashion Park) là một khu trung tâm mua sắm 3 tầng, tọa lạc tại Cupertino, California, USA. Vallco Park bắt đầu hoạt động từ những năm 1960 và hiện diện tích của toàn bộ khu này đã lên tới 54.000 m2.Sau khi ông Trầm Bê thâu tóm một phần khu trung tâm thương mại này, đã có lời đồn đoán trên thị trường rằng hàng loạt công ty của Mỹ đã cố gắng thương lượng với Trầm Bê trong suốt nhiều năm, nhằm mua lại phần vốn này nhưng không thành công, trong đó có cả ông lớn công nghệ Apple.Phải 5 năm sau, vào năm 2014, vị đại gia này mới quyết định chuyển nhượng để chốt lời khoản đầu tư này. Và giá chốt lời là một con số không hề nhỏ khi lên tới 116 triệu USD, đây được coi là một trong những thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử bán lẻ của thung lũng Silicon.Trong vụ đầu tư này, sau khi trừ đi 36 triệu USD giải quyết các khoản thuế tại Mỹ, đại gia Trầm Bê mang về Việt Nam 80 triệu USD. Tức lãi 16 triệu USD sau 5 năm rót vốn. Đây là một con số không hề nhỏ và có thể nói là một trong những thương vụ đầu tư thành công nhất của đại gia BĐS Việt vào thị trường Mỹ.Nhưng để nói về sự thành công và dấu ấn đậm nhất với cái tên Trầm Bê thì phải kể tới lĩnh vực tài chính ngân hàng, nơi mà ông đã "khởi động" với bước đi đầu tiên đó là trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004.Khi bắt đầu có những nền tảng vững chắc, ông Trầm Bê lại bắt đầu có một nước tính mới để tạo được thế "kiềng 3 chân" kiên cố khi lần lượt đưa các con của mình là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa vào nắm giữ những vị trí quan trọng trong các ngân hàng mà ông đã tham gia đầu tư.Với vị trí là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), ông Trầm Bê đã đưa con gái của mình là Trầm Thuyết Kiều vào giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc.Sau khi hoạt động đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam tiếp tục cho ra đời Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) vào năm 2007 và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS) vào năm 2008. Với cương vị là Phó chủ tịch, năm 2008 ông Trầm Bê tiếp tục để con gái Trầm Thuyết Kiều sở hữu 11% cổ phần của NJC và đưa Thuyết Kiều nắm giữ chức Phó giám đốc của NJC.Còn tại PNS, sau 3 năm thành lập, người con trai út của ông Trầm Bê là Trầm Khải Hòa đã được ông đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhưng đến tháng 1/2013, PNS đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty đối với ông Trầm Khải Hòa.Và vào đầu tháng 2/2012, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank. Với yêu cầu này, chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank được trao cho ông Trầm Bê, sau khi ông rời khỏi ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam.Và để tiếp tục giữ thế thâu tóm, ông Trầm Bê không quên việc đưa con trai của mình là Trầm Trọng Ngân thế vào chiếc ghế này. Nghiễm nhiên Trầm Trọng Ngân trở thành Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam. Còn con trai út Trầm Khải Hòa cũng trở thành một thành viên trong Hội đồng quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5/2012.Khi đó, dù không ai khẳng định nhưng hầu như đều ngầm hiểu rằng ông Trầm Bê đã nắm trong tay cả SouthernBank và Sacombank, nên không lấy gì khó hiểu khi ông Trầm Bê lại tiếp tục tham vọng sáp nhập hai ngân hàng làm một. Cuối cùng việc sáp nhập cũng đã được tổ chức vào năm 2015. Hậu sáp nhập thì ông Trầm Bê không còn tham gia điều hành và quản trị nữa. Dù vậy sau khi hoán đổi cổ phiếu từ SouthernBank sang Sacombank, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan đã tăng từ mức 6,773% lên 9,49% vốn ngân hàng sau sáp nhập.Thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, với ông Trầm Bê, chắc chắn vẫn là trận đánh lớn. Tiếng tăm và vị thế của doanh nhân kín tiếng này được lên một tầm cao mới. Sau 10 năm "chinh chiến" trong ngành tài chính, đại gia Trầm Bê đang có những bước đi mạnh mẽ để xác lập vị trí thực sự của một ông trùm tài chính.
Cái tên Trầm Bê bắt đầu xuất hiện trên thương trường từ năm 1991, khi ông chính thức giữ cương vị là giám đốc của Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh. Nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong 10 năm gắn bó với ngành sản xuất và chế biến gỗ, năm 2001, đại gia Trầm Bê bắt đầu chuyển sang một lĩnh vực bất động sản (BĐS).
Bắt đầu tham gia lĩnh vực BĐS cách đây 17 năm, đại gia Trầm Bê đầu tư vào công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). Vào thời kỳ này, việc đầu tư bất động sản khá dễ dàng, quỹ đất còn nhiều cộng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Nhờ đó, BCI đã không ngừng ăn nên làm ra.
Tròn 10 năm sau khi "dấn thân" vào thị trường BĐS, ông Trầm Bê đã quyết định mang tiền ra xứ người đầu tư BĐS. Cụ thể, vào năm 2009, ông đã bỏ ra khoảng 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall thuộc trung tâm thương mại tại Cupertino (bang California, Mỹ).
Vallco Shopping Mall (thường được biết dưới tên Cupertino Square hoặc Vallco Fashion Park) là một khu trung tâm mua sắm 3 tầng, tọa lạc tại Cupertino, California, USA. Vallco Park bắt đầu hoạt động từ những năm 1960 và hiện diện tích của toàn bộ khu này đã lên tới 54.000 m2.
Sau khi ông Trầm Bê thâu tóm một phần khu trung tâm thương mại này, đã có lời đồn đoán trên thị trường rằng hàng loạt công ty của Mỹ đã cố gắng thương lượng với Trầm Bê trong suốt nhiều năm, nhằm mua lại phần vốn này nhưng không thành công, trong đó có cả ông lớn công nghệ Apple.
Phải 5 năm sau, vào năm 2014, vị đại gia này mới quyết định chuyển nhượng để chốt lời khoản đầu tư này. Và giá chốt lời là một con số không hề nhỏ khi lên tới 116 triệu USD, đây được coi là một trong những thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử bán lẻ của thung lũng Silicon.
Trong vụ đầu tư này, sau khi trừ đi 36 triệu USD giải quyết các khoản thuế tại Mỹ, đại gia Trầm Bê mang về Việt Nam 80 triệu USD. Tức lãi 16 triệu USD sau 5 năm rót vốn. Đây là một con số không hề nhỏ và có thể nói là một trong những thương vụ đầu tư thành công nhất của đại gia BĐS Việt vào thị trường Mỹ.
Nhưng để nói về sự thành công và dấu ấn đậm nhất với cái tên Trầm Bê thì phải kể tới lĩnh vực tài chính ngân hàng, nơi mà ông đã "khởi động" với bước đi đầu tiên đó là trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004.
Khi bắt đầu có những nền tảng vững chắc, ông Trầm Bê lại bắt đầu có một nước tính mới để tạo được thế "kiềng 3 chân" kiên cố khi lần lượt đưa các con của mình là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa vào nắm giữ những vị trí quan trọng trong các ngân hàng mà ông đã tham gia đầu tư.
Với vị trí là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), ông Trầm Bê đã đưa con gái của mình là Trầm Thuyết Kiều vào giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Sau khi hoạt động đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam tiếp tục cho ra đời Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) vào năm 2007 và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS) vào năm 2008. Với cương vị là Phó chủ tịch, năm 2008 ông Trầm Bê tiếp tục để con gái Trầm Thuyết Kiều sở hữu 11% cổ phần của NJC và đưa Thuyết Kiều nắm giữ chức Phó giám đốc của NJC.
Còn tại PNS, sau 3 năm thành lập, người con trai út của ông Trầm Bê là Trầm Khải Hòa đã được ông đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhưng đến tháng 1/2013, PNS đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty đối với ông Trầm Khải Hòa.
Và vào đầu tháng 2/2012, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank. Với yêu cầu này, chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank được trao cho ông Trầm Bê, sau khi ông rời khỏi ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam.
Và để tiếp tục giữ thế thâu tóm, ông Trầm Bê không quên việc đưa con trai của mình là Trầm Trọng Ngân thế vào chiếc ghế này. Nghiễm nhiên Trầm Trọng Ngân trở thành Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam. Còn con trai út Trầm Khải Hòa cũng trở thành một thành viên trong Hội đồng quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5/2012.
Khi đó, dù không ai khẳng định nhưng hầu như đều ngầm hiểu rằng ông Trầm Bê đã nắm trong tay cả SouthernBank và Sacombank, nên không lấy gì khó hiểu khi ông Trầm Bê lại tiếp tục tham vọng sáp nhập hai ngân hàng làm một. Cuối cùng việc sáp nhập cũng đã được tổ chức vào năm 2015. Hậu sáp nhập thì ông Trầm Bê không còn tham gia điều hành và quản trị nữa. Dù vậy sau khi hoán đổi cổ phiếu từ SouthernBank sang Sacombank, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan đã tăng từ mức 6,773% lên 9,49% vốn ngân hàng sau sáp nhập.
Thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, với ông Trầm Bê, chắc chắn vẫn là trận đánh lớn. Tiếng tăm và vị thế của doanh nhân kín tiếng này được lên một tầm cao mới. Sau 10 năm "chinh chiến" trong ngành tài chính, đại gia Trầm Bê đang có những bước đi mạnh mẽ để xác lập vị trí thực sự của một ông trùm tài chính.