Ông Trần Công Phúc được mệnh danh là "triệu phú đồng nát". Ông sở hữu bộ sưu tập hơn 500 chiếc quạt cổ trong ngôi nhà trên phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong ảnh là một trong những chiếc quạt hơi nước đầu tiên, khi chưa có năng lượng điện. Để có được chiếc quạt này, ông Phúc phải kỳ công lặn lội ở các tỉnh miền Nam để tìm kiếm. Hiện chiếc quạt này đã được bán với giá 80 triệu đồng.Ngôi nhà nhỏ vẻn vẹn 20 m2 nên không có chỗ để trưng bày hết những chiếc quạt. Ông Phúc đã phải tháo hết cánh quạt trần và treo động cơ lên chiếc khung sắt đặt ngang cửa ra vào.Chiếc động cơ của một chiếc quạt này đã có tuổi đời hơn 100 năm. Ông Phúc cho biết, có khách hàng trả ông 100 triệu để mua nhưng ông chưa có ý định bán.Trông những chiếc quạt này chẳng khác gì những cục sắt vụn nhưng nó cũng có giá từ 10 đến 20 triệu đồng/chiếc.Trong kho quạt của ông Phúc, hầu hết quạt có hiệu Marelli (Ý), Émi (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp). Trong đó, quạt Marelli được giới sưu tầm trong và ngoài nước săn đón nhiều nhất bởi nó quí hiếm với tầm quốc tế. Đây là bốn dòng quạt ngoại có sớm nhất ở Việt Nam, dù quạt trần hay quạt bàn đều được làm rất công phu, chỉ giới quí tộc những năm đầu thế kỷ 20 mới dám dùng. Chúng được treo đặt trong nhà không chỉ tạo mát mà còn là vật trang hoàng thay đèn chùm.
Chiếc quạt Marelli treo tường này là chiếc quạt độc nhất ở Việt Nam, được khách nước ngoài trả 2000 USD nhưng ông Phúc chưa muốn bán. Chiếc quạt cổ hiệu Marelli được làm toàn bộ bằng đồng này đã được nhiều người trả giá 60 triệu đồng để được sở hữu.Chiếc quạt của Nhật Bản đã có thâm niên hơn 30 năm. Được mua với giá "đồng nát" vài chục nghìn nhưng sau khi sửa lại, hiện nó được định giá 1,5 triệu đồng.Quạt cổ được trưng bày khắp mọi ngóc ngách trong nhà. Dù nhiều chiếc quạt đã bám bụi nhưng đồ cổ càng để lâu càng cổ nên ông phải chờ được giá mới bán.
Ông Phúc cho biết, trước đây ông chỉ mua với giá 200.000-300.000 đồng/quạt bàn và 400.000-600.000 đồng/quạt trần thì nay phải mua vào 2-3 triệu đồng /quạt trần và 700.000 - 1,5 triệu đồng/quạt bàn.Tuy nhiên, không phải mọi chiếc quạt mua về đều có thể phục chế. Hiện giờ trong kho nhà ông Phúc vẫn còn hàng trăm chiếc quạt nằm chỏng chơ vì thiếu phụ tùng.Khách hàng chủ yếu là người nước ngoài, khách du lịch, nghệ sĩ, doanh nhân, thậm chí là tham tán sứ quán… Lần giở đống cácvidít khách hàng để lại, ông Phúc tự hào: “Có những khi được gặp thần tượng ngay chính trong nhà mình như đạo diễn nghệ thuật phim Người Mỹ thầm lặng Micheal Di Gregrio hay giám đốc Appollo Việt Nam, tổng giám đốc hãng Mercedes Benz Việt Nam…".
Những năm gần đây, người Việt bắt đầu quan tâm nhiều đến quạt cổ. Đa số là những người giàu có tìm quạt cổ để trang trí “phủ”, “dinh”, biệt thự... khiến thị trường quạt cổ sôi lên từng ngày.
Ông Trần Công Phúc được mệnh danh là "triệu phú đồng nát". Ông sở hữu bộ sưu tập hơn 500 chiếc quạt cổ trong ngôi nhà trên phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong ảnh là một trong những chiếc quạt hơi nước đầu tiên, khi chưa có năng lượng điện. Để có được chiếc quạt này, ông Phúc phải kỳ công lặn lội ở các tỉnh miền Nam để tìm kiếm. Hiện chiếc quạt này đã được bán với giá 80 triệu đồng.
Ngôi nhà nhỏ vẻn vẹn 20 m2 nên không có chỗ để trưng bày hết những chiếc quạt. Ông Phúc đã phải tháo hết cánh quạt trần và treo động cơ lên chiếc khung sắt đặt ngang cửa ra vào.
Chiếc động cơ của một chiếc quạt này đã có tuổi đời hơn 100 năm. Ông Phúc cho biết, có khách hàng trả ông 100 triệu để mua nhưng ông chưa có ý định bán.
Trông những chiếc quạt này chẳng khác gì những cục sắt vụn nhưng nó cũng có giá từ 10 đến 20 triệu đồng/chiếc.
Trong kho quạt của ông Phúc, hầu hết quạt có hiệu Marelli (Ý), Émi (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp). Trong đó, quạt Marelli được giới sưu tầm trong và ngoài nước săn đón nhiều nhất bởi nó quí hiếm với tầm quốc tế.
Đây là bốn dòng quạt ngoại có sớm nhất ở Việt Nam, dù quạt trần hay quạt bàn đều được làm rất công phu, chỉ giới quí tộc những năm đầu thế kỷ 20 mới dám dùng. Chúng được treo đặt trong nhà không chỉ tạo mát mà còn là vật trang hoàng thay đèn chùm.
Chiếc quạt Marelli treo tường này là chiếc quạt độc nhất ở Việt Nam, được khách nước ngoài trả 2000 USD nhưng ông Phúc chưa muốn bán.
Chiếc quạt cổ hiệu Marelli được làm toàn bộ bằng đồng này đã được nhiều người trả giá 60 triệu đồng để được sở hữu.
Chiếc quạt của Nhật Bản đã có thâm niên hơn 30 năm. Được mua với giá "đồng nát" vài chục nghìn nhưng sau khi sửa lại, hiện nó được định giá 1,5 triệu đồng.
Quạt cổ được trưng bày khắp mọi ngóc ngách trong nhà. Dù nhiều chiếc quạt đã bám bụi nhưng đồ cổ càng để lâu càng cổ nên ông phải chờ được giá mới bán.
Ông Phúc cho biết, trước đây ông chỉ mua với giá 200.000-300.000 đồng/quạt bàn và 400.000-600.000 đồng/quạt trần thì nay phải mua vào 2-3 triệu đồng /quạt trần và 700.000 - 1,5 triệu đồng/quạt bàn.
Tuy nhiên, không phải mọi chiếc quạt mua về đều có thể phục chế. Hiện giờ trong kho nhà ông Phúc vẫn còn hàng trăm chiếc quạt nằm chỏng chơ vì thiếu phụ tùng.
Khách hàng chủ yếu là người nước ngoài, khách du lịch, nghệ sĩ, doanh nhân, thậm chí là tham tán sứ quán… Lần giở đống cácvidít khách hàng để lại, ông Phúc tự hào: “Có những khi được gặp thần tượng ngay chính trong nhà mình như đạo diễn nghệ thuật phim Người Mỹ thầm lặng Micheal Di Gregrio hay giám đốc Appollo Việt Nam, tổng giám đốc hãng Mercedes Benz Việt Nam…".
Những năm gần đây, người Việt bắt đầu quan tâm nhiều đến quạt cổ. Đa số là những người giàu có tìm quạt cổ để trang trí “phủ”, “dinh”, biệt thự... khiến thị trường quạt cổ sôi lên từng ngày.