Xưởng sản xuất sứ cao cấp của "ông trùm" đồ cổ Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) - Chủ tịch Công ty Haidoco - được đặt ở đường Mạt Quyết, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng. Mảnh đất đặt xưởng được Hải đồ cổ mua từ năm 1989, "chứ bây giờ làm gì có tiền mà mua đất rộng như vậy", ông Hải cho biết. Quả thật, xưởng của Hải đồ cổ gây choáng ngợp bởi sự rộng lớn với quy mô 21.500 m2, có vị trí đắc địa khi nằm giữa khu biệt thự đại gia Anh Dũng. Theo ông Hải, xưởng tuy rộng nhưng kiến trúc rất đơn giản như bao nhà xưởng khác và được xây dựng cách đây khá lâu. Xưởng được chia thành nhiều khu với những chức năng riêng biệt, trong đó có: bộ phận thiết kế, bộ phận đổ khuôn, bộ phận ép lăn, bộ phận tạo hình, bộ phận vẽ vàng lên sản phẩm, lò nung... Trong ảnh là phòng thiết kế của Công ty Haidoco được đặt tại xưởng.Chủ tịch của Công ty Haidoco cho biết, sau khi tạo cốt, các nghệ nhân sẽ lên khuôn cho sản phẩm. Sau đó, các nghệ nhân sẽ tạo sản phẩm bằng đất hoặc cao lanh để nhúng men. Trong ảnh là một nghệ nhân đang tạo hình cho sản phẩm.
Sau khi nung ở nhiệt độ hơn 800 độ C, sản phẩm được vẽ vàng lên và nung một lần nữa để vàng bám chặt vào sứ và cho độ bền cao nhất. Trong ảnh là nghệ nhân đang thực hiện công đoạn vẽ vàng cho sản phẩm. Nói về thời kỳ đỉnh cao khi xưởng có tới 4.000 người, Hải đồ cổ không khỏi tự hào. Hiện nay, tuy xưởng chỉ có 500 người nhưng khối lượng sản phẩm tạo ra một ngày cũng lên tới con số hàng nghìn. Trong ảnh là sản phẩm chuẩn bị được đưa vào lò nung. Hải đồ cổ từng nói rằng qua công nghệ vẽ vàng lên sứ, ông muốn lấy tiền của người giàu đem về dạy nghề miễn phí cho người nghèo. Chẳng thế mà, người ta có thể bắt gặp trong xưởng của ông những hoàn cảnh đặc biệt như: người câm điếc, người tàn tật, người nhiễm HIV, gia đình đói nghèo, bộ đội hết nghĩa vụ... Theo Hải đồ cổ, đối với những sản phẩm nhỏ, một ngày xưởng cho ra lò hàng nghìn sản phẩm, còn đối với những sản phẩm vừa thì con số đó là hàng trăm. Những sản phẩm lớn chỉ khoảng mấy chục, còn đối với những sản phẩm thuộc hàng "khủng" thì nghệ nhân phải mất hàng tháng trời mới cho ra một vài sản phẩm. Không chỉ choáng ngợp về số lượng sản phẩm, xưởng sản xuất sứ của ông Hải còn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các vật dụng hàng ngày như: cốc, chén, đĩa, đũa, gạt tàn... đến các vật trưng bày như: bình, lọ... Các sản phẩm phong thủy và tượng Phật cũng chiếm số lượng lớn. Có những chiếc bình, chiếc lọ lớn được sản xuất tại xưởng có giá hơn 1 tỷ đồng/cặp hoặc vài trăm triệu đồng/cặp. Trong ảnh là cặp lọ 2 tai chạm nổi với phong cảnh Hà Nội rất phong cách. Những sản phẩm vàng phủ lên sứ của Hải đồ cổ chủ yếu phân phối cho thị trường cho nước mà cụ thể là phân khúc thị trường cao cấp dành cho người nhiều tiền. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, ông Hải đang hướng đến đưa công nghệ mỹ thuật cao của mình vào đồ trang sức tinh xảo để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài xưởng sản xuất sứ rộng lớn, Hải đồ cổ còn có 5 showroom trưng bày sản phẩm tại Hải Phòng, Hà Nội và TP HCM với diện tích khoảng 40 - 120 m2. Trong quý 3 năm nay, ông Hải dự định mở thêm 2 showroom nữa tại một tại Sài Gòn và một tại TP Hạ Long (Quảng Ninh). Được biết, cả 4 người con của ông Hải đều tham gia vào nghiệp kinh doanh của bố và gia đình cũng luôn ủng hộ, sát cánh cùng ông trong sự nghiệp.
Xưởng sản xuất sứ cao cấp của "ông trùm" đồ cổ Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) - Chủ tịch Công ty Haidoco - được đặt ở đường Mạt Quyết, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng. Mảnh đất đặt xưởng được Hải đồ cổ mua từ năm 1989, "chứ bây giờ làm gì có tiền mà mua đất rộng như vậy", ông Hải cho biết.
Quả thật, xưởng của Hải đồ cổ gây choáng ngợp bởi sự rộng lớn với quy mô 21.500 m2, có vị trí đắc địa khi nằm giữa khu biệt thự đại gia Anh Dũng. Theo ông Hải, xưởng tuy rộng nhưng kiến trúc rất đơn giản như bao nhà xưởng khác và được xây dựng cách đây khá lâu.
Xưởng được chia thành nhiều khu với những chức năng riêng biệt, trong đó có: bộ phận thiết kế, bộ phận đổ khuôn, bộ phận ép lăn, bộ phận tạo hình, bộ phận vẽ vàng lên sản phẩm, lò nung... Trong ảnh là phòng thiết kế của Công ty Haidoco được đặt tại xưởng.
Chủ tịch của Công ty Haidoco cho biết, sau khi tạo cốt, các nghệ nhân sẽ lên khuôn cho sản phẩm. Sau đó, các nghệ nhân sẽ tạo sản phẩm bằng đất hoặc cao lanh để nhúng men. Trong ảnh là một nghệ nhân đang tạo hình cho sản phẩm.
Sau khi nung ở nhiệt độ hơn 800 độ C, sản phẩm được vẽ vàng lên và nung một lần nữa để vàng bám chặt vào sứ và cho độ bền cao nhất. Trong ảnh là nghệ nhân đang thực hiện công đoạn vẽ vàng cho sản phẩm.
Nói về thời kỳ đỉnh cao khi xưởng có tới 4.000 người, Hải đồ cổ không khỏi tự hào. Hiện nay, tuy xưởng chỉ có 500 người nhưng khối lượng sản phẩm tạo ra một ngày cũng lên tới con số hàng nghìn. Trong ảnh là sản phẩm chuẩn bị được đưa vào lò nung.
Hải đồ cổ từng nói rằng qua công nghệ vẽ vàng lên sứ, ông muốn lấy tiền của người giàu đem về dạy nghề miễn phí cho người nghèo. Chẳng thế mà, người ta có thể bắt gặp trong xưởng của ông những hoàn cảnh đặc biệt như: người câm điếc, người tàn tật, người nhiễm HIV, gia đình đói nghèo, bộ đội hết nghĩa vụ...
Theo Hải đồ cổ, đối với những sản phẩm nhỏ, một ngày xưởng cho ra lò hàng nghìn sản phẩm, còn đối với những sản phẩm vừa thì con số đó là hàng trăm. Những sản phẩm lớn chỉ khoảng mấy chục, còn đối với những sản phẩm thuộc hàng "khủng" thì nghệ nhân phải mất hàng tháng trời mới cho ra một vài sản phẩm.
Không chỉ choáng ngợp về số lượng sản phẩm, xưởng sản xuất sứ của ông Hải còn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các vật dụng hàng ngày như: cốc, chén, đĩa, đũa, gạt tàn... đến các vật trưng bày như: bình, lọ... Các sản phẩm phong thủy và tượng Phật cũng chiếm số lượng lớn.
Có những chiếc bình, chiếc lọ lớn được sản xuất tại xưởng có giá hơn 1 tỷ đồng/cặp hoặc vài trăm triệu đồng/cặp. Trong ảnh là cặp lọ 2 tai chạm nổi với phong cảnh Hà Nội rất phong cách.
Những sản phẩm vàng phủ lên sứ của Hải đồ cổ chủ yếu phân phối cho thị trường cho nước mà cụ thể là phân khúc thị trường cao cấp dành cho người nhiều tiền.
Tuy nhiên, trong tương lai không xa, ông Hải đang hướng đến đưa công nghệ mỹ thuật cao của mình vào đồ trang sức tinh xảo để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Ngoài xưởng sản xuất sứ rộng lớn, Hải đồ cổ còn có 5 showroom trưng bày sản phẩm tại Hải Phòng, Hà Nội và TP HCM với diện tích khoảng 40 - 120 m2. Trong quý 3 năm nay, ông Hải dự định mở thêm 2 showroom nữa tại một tại Sài Gòn và một tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).
Được biết, cả 4 người con của ông Hải đều tham gia vào nghiệp kinh doanh của bố và gia đình cũng luôn ủng hộ, sát cánh cùng ông trong sự nghiệp.