Lò phản ứng hạt nhân của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt vận hành từ năm 1963, đến năm 1968 ngừng hoạt động. Năm 1982, lò được thiết kế, xây dựng và vận hành trở lại với tên gọi IVV-9 được nạp nhiên liệu loại WWR-M2 có độ giàu cao (Highly Enriched Uranium – HEU) 36% U-235.Sơ đồ mặt cắt vùng thanh nhiên liệu của lò phản ứng. Giai đoạn (2005- 2013) Viện chuyển đổi vùng hoạt của lò từ nhiên liệu độ giàu cao 36% sang độ giàu thấp 19.75%. Từ tháng 2/2012, lò đang vận hành với công suất 500 kW.Các kỹ thuật viên đang theo dõi hệ điều khiển của lò phản ứng. Tại đây các thông số hoạt động của lò cũng như hoạt động của từng bó thanh nhiên liệu được thể hiện rõ.Viện hiện cung cấp gồm gần 20 loại đồng vị và dược chất phóng xạ hằng tháng cho 23 cơ sở y tế và nghiên cứu ứng dụng trong cả nước. Hoạt độ chất PX cung cấp đạt ∼350 Ci/năm, phục vụ chẩn đoán và chữa trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm.Tâm lò phản ứng. Ảnh chụp từ trên nóc lò phản ứng khi lò đang ngừng hoạt động.Ths Phạm Quang Huy – trưởng kíp vận hành lò phản ứng giới thiệu về cơ chế vận hành lò.Việc sản xuất các đồng vị phóng xạ chiếm trên 70% thời gian vận hành của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đang điều chế đồng vị phóng xạ tại lò phản ứng.Ngoài việc phục vụ nghiên cứu, đào tạo cán bộ, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chú trọng việc sản xuất hướng nghiên cứu điều chế các đồng vị và dược chất phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp, nông nghiệp...Cán bộ kỹ thuật thực hiện kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ trước khi rời lò phản ứng.
Lò phản ứng hạt nhân của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt vận hành từ năm 1963, đến năm 1968 ngừng hoạt động. Năm 1982, lò được thiết kế, xây dựng và vận hành trở lại với tên gọi IVV-9 được nạp nhiên liệu loại WWR-M2 có độ giàu cao (Highly Enriched Uranium – HEU) 36% U-235.
Sơ đồ mặt cắt vùng thanh nhiên liệu của lò phản ứng. Giai đoạn (2005- 2013) Viện chuyển đổi vùng hoạt của lò từ nhiên liệu độ giàu cao 36% sang độ giàu thấp 19.75%. Từ tháng 2/2012, lò đang vận hành với công suất 500 kW.
Các kỹ thuật viên đang theo dõi hệ điều khiển của lò phản ứng. Tại đây các thông số hoạt động của lò cũng như hoạt động của từng bó thanh nhiên liệu được thể hiện rõ.
Viện hiện cung cấp gồm gần 20 loại đồng vị và dược chất phóng xạ hằng tháng cho 23 cơ sở y tế và nghiên cứu ứng dụng trong cả nước. Hoạt độ chất PX cung cấp đạt ∼350 Ci/năm, phục vụ chẩn đoán và chữa trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm.
Tâm lò phản ứng. Ảnh chụp từ trên nóc lò phản ứng khi lò đang ngừng hoạt động.
Ths Phạm Quang Huy – trưởng kíp vận hành lò phản ứng giới thiệu về cơ chế vận hành lò.
Việc sản xuất các đồng vị phóng xạ chiếm trên 70% thời gian vận hành của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đang điều chế đồng vị phóng xạ tại lò phản ứng.
Ngoài việc phục vụ nghiên cứu, đào tạo cán bộ, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chú trọng việc sản xuất hướng nghiên cứu điều chế các đồng vị và dược chất phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp, nông nghiệp...
Cán bộ kỹ thuật thực hiện kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ trước khi rời lò phản ứng.