Giải bóng kinh điển nhất thế giới World Cup 2014 tổ chức ở Brazil được thiết lập là giải đấu bóng đá khoa học và công nghệ tiên tiến nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Người chơi được tiếp cận với những công nghệ mới nhất để đem đến những trận cầu hay nhất cho người hâm mộ. Đầu tiên phải kể đến là trái bóng Brazuca, được sử dụng trong mỗi phút của mỗi trận đấu tại World Cup được tạo ra bởi sáu tấm làm từ nguyên vật liệu polyurethane, có hình cánh quạt liên kết với nhau bằng nhiệt, nhằm đảm bảo việc tiếp xúc tối ưu cho quả bóng và ngăn chặn việc hấp thụ ẩm, đồng thời giúp cho hình dáng và diện mạo của quả bóng được duy trì ổn định trong thời gian dài. Thứ đến là công nghệ vạch sơn tự hủy, dùng bình xịt phun ra bọt tự biến có màu trắng giống như kem cạo râu để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi có tình huống đá phạt. Sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, bọt sẽ tự biến mất không dấu vết, không gây ảnh hưởng đến sân bóng. Thiết bị giám sát đường biên Goal Line được bố trí, lắp đặt tại mỗi sân vận động diễn ra các trận đấu World Cup năm nay. Công nghệ Goal Line giúp theo dõi chính xác vị trí trái bóng đến từng milimet. Mỗi khi bóng vượt qua vạch vôi, tín hiệu radio sẽ được chuyển ngay đến đồng hồ đeo tay của trọng tài chính, nhằm quyết định chính xác về việc bàn thắng có được công nhận hay không ở các tình huống nhạy cảm. Trào lưu giày thêu công nghệ cao tại World Cup 2014. Rất nhiều tuyển thủ tại giải đấu này sử dụng mẫu giày thêu mà Nike mới tung ra thị trường tháng trước là Mercurial Superfly IV, cổ cao hơn giày thi đấu thông thường, giúp các cầu thủ đạt được tốc độ tối đa và bắt nhịp với nhịp độ trận đấu tốt hơn và hạn chế chấn thương. Áo của Nike 2014 (ảnh) được thiết kế để không chỉ giữ cho các cầu thủ mát mẻ mà còn cung cấp cho họ sự thoải mái. Trang phục được làm từ chất liệu 94% polyester và 6% bông. Áo có khả năng tự làm mát. Do Brazil là quốc gia có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, Adidas giới thiệu mẫu sản phẩm áo làm mát mới mang tên adiPower để cho các cầu thủ được mát mẻ trong điều kiện nóng như thiêu đốt dự kiến ở Brazil. Áo được làm mát trong tủ lạnh, sau đó được mặc bởi một cầu thủ sau trận đấu hoặc trong quá trình đấu để làm hạ nhiệt độ cơ thể xuống trong khoảng 15-20 phút. Công nghệ này chỉ được cung cấp cho 9 đội tuyển trong tổng số 32 đội bóng tham gia World Cup năm nay. Hộp mát chứa đồ uống phục hồi thể lực cho mỗi đội. Các chuyên gia đã tùy chỉnh đồ uống, mang lại phục hồi điện giải khác nhau tùy thuộc vào lượng chất lỏng mà người chơi mất qua mồ hôi. Ngoài ra, các cầu thủ còn được cung cấp iPad để tải về hướng dẫn cách để đánh bại đối thủ. Ứng dụng PipSports (ảnh) được mệnh danh là “Instagram của bóng đá” cho phép người hâm mộ chụp ảnh màn hình đội bóng mà họ cổ vũ. Các ứng dụng bổ sung thêm số liệu thống kê và sự kiện, chẳng hạn như thông tin về các chân sút.
Giải bóng kinh điển nhất thế giới World Cup 2014 tổ chức ở Brazil được thiết lập là giải đấu bóng đá khoa học và công nghệ tiên tiến nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Người chơi được tiếp cận với những công nghệ mới nhất để đem đến những trận cầu hay nhất cho người hâm mộ.
Đầu tiên phải kể đến là trái bóng Brazuca, được sử dụng trong mỗi phút của mỗi trận đấu tại World Cup được tạo ra bởi sáu tấm làm từ nguyên vật liệu polyurethane, có hình cánh quạt liên kết với nhau bằng nhiệt, nhằm đảm bảo việc tiếp xúc tối ưu cho quả bóng và ngăn chặn việc hấp thụ ẩm, đồng thời giúp cho hình dáng và diện mạo của quả bóng được duy trì ổn định trong thời gian dài.
Thứ đến là công nghệ vạch sơn tự hủy, dùng bình xịt phun ra bọt tự biến có màu trắng giống như kem cạo râu để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi có tình huống đá phạt. Sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, bọt sẽ tự biến mất không dấu vết, không gây ảnh hưởng đến sân bóng.
Thiết bị giám sát đường biên Goal Line được bố trí, lắp đặt tại mỗi sân vận động diễn ra các trận đấu World Cup năm nay. Công nghệ Goal Line giúp theo dõi chính xác vị trí trái bóng đến từng milimet. Mỗi khi bóng vượt qua vạch vôi, tín hiệu radio sẽ được chuyển ngay đến đồng hồ đeo tay của trọng tài chính, nhằm quyết định chính xác về việc bàn thắng có được công nhận hay không ở các tình huống nhạy cảm.
Trào lưu giày thêu công nghệ cao tại World Cup 2014. Rất nhiều tuyển thủ tại giải đấu này sử dụng mẫu giày thêu mà Nike mới tung ra thị trường tháng trước là Mercurial Superfly IV, cổ cao hơn giày thi đấu thông thường, giúp các cầu thủ đạt được tốc độ tối đa và bắt nhịp với nhịp độ trận đấu tốt hơn và hạn chế chấn thương.
Áo của Nike 2014 (ảnh) được thiết kế để không chỉ giữ cho các cầu thủ mát mẻ mà còn cung cấp cho họ sự thoải mái. Trang phục được làm từ chất liệu 94% polyester và 6% bông.
Áo có khả năng tự làm mát. Do Brazil là quốc gia có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, Adidas giới thiệu mẫu sản phẩm áo làm mát mới mang tên adiPower để cho các cầu thủ được mát mẻ trong điều kiện nóng như thiêu đốt dự kiến ở Brazil. Áo được làm mát trong tủ lạnh, sau đó được mặc bởi một cầu thủ sau trận đấu hoặc trong quá trình đấu để làm hạ nhiệt độ cơ thể xuống trong khoảng 15-20 phút. Công nghệ này chỉ được cung cấp cho 9 đội tuyển trong tổng số 32 đội bóng tham gia World Cup năm nay.
Hộp mát chứa đồ uống phục hồi thể lực cho mỗi đội. Các chuyên gia đã tùy chỉnh đồ uống, mang lại phục hồi điện giải khác nhau tùy thuộc vào lượng chất lỏng mà người chơi mất qua mồ hôi. Ngoài ra, các cầu thủ còn được cung cấp iPad để tải về hướng dẫn cách để đánh bại đối thủ.
Ứng dụng PipSports (ảnh) được mệnh danh là “Instagram của bóng đá” cho phép người hâm mộ chụp ảnh màn hình đội bóng mà họ cổ vũ. Các ứng dụng bổ sung thêm số liệu thống kê và sự kiện, chẳng hạn như thông tin về các chân sút.