Lớp “áo choàng” chống đạn. Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học MIT và Rice của Mỹ đã phát triển một loại “áo khoác” polymer cho smartphone, với cấu trúc nhiều tầng bằng cao su và thủy tinh, vừa có khả năng tự phục hồi, vừa có khả năng tăng cường sức mạnh của loại vật liệu này. Theo quảng cáo, nó có thể được sử dụng để bọc xe quân sự và vệ tinh. Chống nước. Công ty P2i của Anh đã tạo cái gọi là công nghệ phủ nano chống chất lỏng. Với công nghệ phủ nano, năng lượng bề mặt điện thoại bị giảm, điều đó đồng nghĩa với việc lực liên kết giữa các phân tử nước lớn hơn nước và bề mặt điện thoại và nước sẽ tạo thành một giọt lớn và lăn ra khỏi bề mặt. Hiện điện thoại Motorola Moto X, Moto G và Alcatel One Touch đã sử dụng công nghệ này. P2i thậm chí đang phát triển công nghệ khiến smartphone “an toàn” ngay cả khi nhúng xuống nước. “Hạ cánh an toàn”. Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có ý tưởng sử dụng các túi khí để hạn chế sự va chạm của smartphone với mặt đất khi bị rơi. Ông đã đăng ký bản quyền một hệ thống sử dụng con quay hồi chuyển trong, camera và máy đo gia tốc để xác nhận việc điện thoại bị rơi, và tự mình bung ra các túi khí để tránh va đập. Đáng tiếc ý tưởng này vẫn chưa được hiện thực hóa. Khả năng tự hàn gắn “vết thương”. Giáo sư Bert de With thuộc trường Đại học công nghệ Eindhoven, Hà Lan đã tìm ra một cách giúp smartphone tự chữa lành “vết thương”. Công nghệ này thực chất là thay thế những phân tử chống thấm nước khi lớp chống dính bị rách bằng những phân tử mới. Vật liệu siêu bền. Với chất carbyne, một chất bền hơn cả graphene và kim cương, điện thoại của bạn sẽ thực sự là một nơi “bất khả xâm phạm”. Carbyne được cấu tạo từ các hạt carbon nối với nhau theo những mạch đơn và mạch ba. Những thí nghiệm với chất này đã được kiểm định tại trường đại học Rice, Mỹ. Tuy nhiên, đến giờ, chất này mới chỉ được tạo ra với số lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm.
Lớp “áo choàng” chống đạn. Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học MIT và Rice của Mỹ đã phát triển một loại “áo khoác” polymer cho smartphone, với cấu trúc nhiều tầng bằng cao su và thủy tinh, vừa có khả năng tự phục hồi, vừa có khả năng tăng cường sức mạnh của loại vật liệu này. Theo quảng cáo, nó có thể được sử dụng để bọc xe quân sự và vệ tinh.
Chống nước. Công ty P2i của Anh đã tạo cái gọi là công nghệ phủ nano chống chất lỏng. Với công nghệ phủ nano, năng lượng bề mặt điện thoại bị giảm, điều đó đồng nghĩa với việc lực liên kết giữa các phân tử nước lớn hơn nước và bề mặt điện thoại và nước sẽ tạo thành một giọt lớn và lăn ra khỏi bề mặt. Hiện điện thoại Motorola Moto X, Moto G và Alcatel One Touch đã sử dụng công nghệ này. P2i thậm chí đang phát triển công nghệ khiến smartphone “an toàn” ngay cả khi nhúng xuống nước.
“Hạ cánh an toàn”. Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có ý tưởng sử dụng các túi khí để hạn chế sự va chạm của smartphone với mặt đất khi bị rơi. Ông đã đăng ký bản quyền một hệ thống sử dụng con quay hồi chuyển trong, camera và máy đo gia tốc để xác nhận việc điện thoại bị rơi, và tự mình bung ra các túi khí để tránh va đập. Đáng tiếc ý tưởng này vẫn chưa được hiện thực hóa.
Khả năng tự hàn gắn “vết thương”. Giáo sư Bert de With thuộc trường Đại học công nghệ Eindhoven, Hà Lan đã tìm ra một cách giúp smartphone tự chữa lành “vết thương”. Công nghệ này thực chất là thay thế những phân tử chống thấm nước khi lớp chống dính bị rách bằng những phân tử mới.
Vật liệu siêu bền. Với chất carbyne, một chất bền hơn cả graphene và kim cương, điện thoại của bạn sẽ thực sự là một nơi “bất khả xâm phạm”. Carbyne được cấu tạo từ các hạt carbon nối với nhau theo những mạch đơn và mạch ba. Những thí nghiệm với chất này đã được kiểm định tại trường đại học Rice, Mỹ. Tuy nhiên, đến giờ, chất này mới chỉ được tạo ra với số lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm.