1. Độc đáo ở chất liệu sản phẩm - phân hủy bảo vệ môi trường
Phần lớn túi nilon được sản xuất từ nhựa, nilon tái chế phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, vẫn được sử dụng vô tội vạ, khiến không ít người lo ngại . Chị Thu Hà (nhân viên hành chính) chia sẻ: “Giờ đi chợ, bọc đồ hay làm gì cũng dùng túi nilon, vừa ô nhiễm môi trường vừa hại sức khỏe, nhưng quả thực không biết nên làm cách nào”.
Hiện nay, trên thị trường, loại túi nilon phân hủy sinh học được bày bán, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. TS Nguyễn Trung Việt - phòng quản lý chất thải rắn, Sở TNMT - TP.HCM cho biết: Túi nilon tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ (bột bắp, bột mì) dưới tác động của vi sinh vật, bao bì sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan hoặc phân hủy thành khí carbonic và nước, không gây ô nhiễm môi trường.
Người tiêu dùng có thể tìm mua loại túi này tại siêu thị, mức giá dao động từ 60- 90 nghìn/ cuộn (tùy từng nhãn hiệu) của các hãng: Ringo, Nam Thái Sơn, Phú Hòa (Bến Tre) (với bao bì tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa) hay túi nhựa Bibicom (Công ty Phúc Lê Gia, TP.HCM), túi nhựa Tiến Thành (dùng nguyên liệu bột bắp).
Ngoài ra, một số loại phân hủy sinh học của Đức, Hà Lan dạng túi xách có giá cao hơn từ 50 - 60 nghìn so với sản phẩm trong nước. Các loại túi nói trên được nhà sản xuất khẳng định có thể tự hủy trong môi trường tự nhiên sau 2-4 tháng.
2. Chọn mua đúng sản phẩm
Anh Nguyễn Thành Vinh (Kim Giang – Hoàng Mai) cho biết: “Tôi cũng có nghe nói về sản phẩm này, nhưng khó tìm vì hàng quán họ bán tràn lan các loại thường, loại tái chế, khiến người mua hoa cả mắt không biết phân biệt như thế nào?”
Là sản phẩm có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có dán nhãn xanh, của các đơn vị uy tín. Nếu không phải là túi tự hủy hoặc là loại giả sẽ không có nhãn xanh.
Nilon phân hủy sinh học khi sờ vào trơn mượt, thường có màu trắng hoặc trong suốt, không phong phú về màu sắc.
Ngoài ra, có thể xác định sản phẩm phân hủy sinh học được mua về có độc hay không bằng cách đốt. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy, không bốc khói thì tính độc hạn chế, ngược lại có tính độc thì khó cháy, cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm.
Bên cạnh đó, người mua phân biệt rõ giữa túi nilon tự hủy và nilon hủy sinh học để tránh nhầm lẫn. Theo TS Nguyễn Trung Việt - Sở TNMT - TP.HCM:
Túi tự hủy chỉ thay đổi về mặt kích thước của vật liệu sau một thời gian phân rã, chứ bản chất của nguyên liệu dùng sản xuất ra chúng không hề thay đổi, tức là nilon không biến mất và vẫn có khả năng gây ô nhiễm.
Ngoài việc chọn mua, người tiêu dùng cũng cần hiểu rằng: Nilon thông thường hoặc tự phân hủy sinh học dù là loại không hoặc ít độc, xong không nên dùng để bọc, đựng các thực phẩm nóng (canh, cháo…) tránh để các chất phụ gia ở túi hòa tan vào thức ăn.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình khi sử dụng sản phẩm, anh Thái Minh (nhân viên hành chính) cho biết: "Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời hạn sử dụng sản phẩm, không nên dùng đi dùng lại trong thời gian dài. Loại tự phân hủy này "chát" hơn loại thường nhưng chất liệu khá tốt, độ đàn hồi và dẻo cao, không dễ bị rách".Mặc dù là sản phẩm rất có lợi cho môi trường, xong người tiêu dùng không nên phụ thuộc vào khả năng tự hủy của sản phẩm mà sử dụng tràn lan và không đúng cách, cân nhắc để bảo vệ sức khỏe từ việc thay đổi thói quen dùng túi nilon bằng các vật dụng an toàn thay thế.
1. Độc đáo ở chất liệu sản phẩm - phân hủy bảo vệ môi trường
Phần lớn túi nilon được sản xuất từ nhựa, nilon tái chế phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, vẫn được sử dụng vô tội vạ, khiến không ít người lo ngại . Chị Thu Hà (nhân viên hành chính) chia sẻ: “Giờ đi chợ, bọc đồ hay làm gì cũng dùng túi nilon, vừa ô nhiễm môi trường vừa hại sức khỏe, nhưng quả thực không biết nên làm cách nào”.
Hiện nay, trên thị trường, loại túi nilon phân hủy sinh học được bày bán, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. TS Nguyễn Trung Việt - phòng quản lý chất thải rắn, Sở TNMT - TP.HCM cho biết: Túi nilon tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ (bột bắp, bột mì) dưới tác động của vi sinh vật, bao bì sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan hoặc phân hủy thành khí carbonic và nước, không gây ô nhiễm môi trường.
Người tiêu dùng có thể tìm mua loại túi này tại siêu thị, mức giá dao động từ 60- 90 nghìn/ cuộn (tùy từng nhãn hiệu) của các hãng: Ringo, Nam Thái Sơn, Phú Hòa (Bến Tre) (với bao bì tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa) hay túi nhựa Bibicom (Công ty Phúc Lê Gia, TP.HCM), túi nhựa Tiến Thành (dùng nguyên liệu bột bắp).
Ngoài ra, một số loại phân hủy sinh học của Đức, Hà Lan dạng túi xách có giá cao hơn từ 50 - 60 nghìn so với sản phẩm trong nước. Các loại túi nói trên được nhà sản xuất khẳng định có thể tự hủy trong môi trường tự nhiên sau 2-4 tháng.
2. Chọn mua đúng sản phẩm
Anh Nguyễn Thành Vinh (Kim Giang – Hoàng Mai) cho biết: “Tôi cũng có nghe nói về sản phẩm này, nhưng khó tìm vì hàng quán họ bán tràn lan các loại thường, loại tái chế, khiến người mua hoa cả mắt không biết phân biệt như thế nào?”
Là sản phẩm có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có dán nhãn xanh, của các đơn vị uy tín. Nếu không phải là túi tự hủy hoặc là loại giả sẽ không có nhãn xanh.
Nilon phân hủy sinh học khi sờ vào trơn mượt, thường có màu trắng hoặc trong suốt, không phong phú về màu sắc.
Ngoài ra, có thể xác định sản phẩm phân hủy sinh học được mua về có độc hay không bằng cách đốt. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy, không bốc khói thì tính độc hạn chế, ngược lại có tính độc thì khó cháy, cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm.
Bên cạnh đó, người mua phân biệt rõ giữa túi nilon tự hủy và nilon hủy sinh học để tránh nhầm lẫn. Theo TS Nguyễn Trung Việt - Sở TNMT - TP.HCM:
Túi tự hủy chỉ thay đổi về mặt kích thước của vật liệu sau một thời gian phân rã, chứ bản chất của nguyên liệu dùng sản xuất ra chúng không hề thay đổi, tức là nilon không biến mất và vẫn có khả năng gây ô nhiễm.
Ngoài việc chọn mua, người tiêu dùng cũng cần hiểu rằng: Nilon thông thường hoặc tự phân hủy sinh học dù là loại không hoặc ít độc, xong không nên dùng để bọc, đựng các thực phẩm nóng (canh, cháo…) tránh để các chất phụ gia ở túi hòa tan vào thức ăn.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình khi sử dụng sản phẩm, anh Thái Minh (nhân viên hành chính) cho biết: "Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời hạn sử dụng sản phẩm, không nên dùng đi dùng lại trong thời gian dài. Loại tự phân hủy này "chát" hơn loại thường nhưng chất liệu khá tốt, độ đàn hồi và dẻo cao, không dễ bị rách".
Mặc dù là sản phẩm rất có lợi cho môi trường, xong người tiêu dùng không nên phụ thuộc vào khả năng tự hủy của sản phẩm mà sử dụng tràn lan và không đúng cách, cân nhắc để bảo vệ sức khỏe từ việc thay đổi thói quen dùng túi nilon bằng các vật dụng an toàn thay thế.