Siri là một phần của hệ điều hành iOS, watchOS, macOS, và tvOS của Apple Inc. Trợ lý sử dụng các truy vấn bằng giọng nói và giao diện người dùng ngôn ngữ tự nhiên để trả lời các câu hỏi, đưa ra các khuyến nghị và thực hiện hành động bằng cách ủy thác các yêu cầu cho một bộ các dịch vụ Internet. Phần mềm này sẽ thích nghi với cách sử dụng ngôn ngữ, cách tìm kiếm và sở thích cá nhân của người dùng với việc tiếp tục sử dụng. Kết quả trả lại được cá nhân.Siri hỗ trợ một loạt các lệnh người dùng, bao gồm thực hiện các tác vụ điện thoại, kiểm tra thông tin cơ bản, lập lịch trình các sự kiện và nhắc nhở, xử lý cài đặt thiết bị, tìm kiếm trên Internet, điều hướng các khu vực, tìm thông tin về giải trí và có thể tương tác với các ứng dụng tích hợp iOS. Thời gian gần đây Siri được coi như một trợ lý ảo vừa giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin, giải đáp các câu hỏi vừa trở thành một công cụ tiện ích hàng ngày thú vị.Tuy nhiên gần đây, Siri đang bị coi là trở thành một công cụ nghe lén, gián tiếp khiến hãng phát triển Apple bị cáo buộc không tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng. Cụ thể, Apple đã thuê nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới để làm nhiệm vụ nghe các đoạn hội thoại của người dùng được ghi âm bởi Siri. Thông qua những nội dung được ghi âm bởi Siri, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá chất lượng của trợ lý ảo Siri nhằm cải thiện chất lượng hoạt động.Vấn đề ở chỗ, khi một trong số các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng các bản thu âm được ghi bởi trợ lý ảo Siri có chứa nhiều thông tin riêng tư như các nội dung về sức khỏe, công việc và thậm chí cả những nội dung nhạy cảm liên quan đến cuộc sống vợ chồng của nhiều người dùng.Được biết, Siri hay bị kích hoạt nhầm và thu âm ngay. Từ khóa “Hey Siri” có thể kích hoạt trợ lý ảo bằng các từ đồng âm. Chiếc Apple Watch cũng tự khởi động chức năng này khi người dùng xoay cổ tay xem giờ. Và trong nhiều hoàn cảnh ngẫu nhiên, trợ lý ảo này đã vô tình lưu lại được những đoạn hội thoại mang tính chất riêng tư, tế nhị của người dùng.Thêm nữa, nhằm giúp trợ lý ảo nhận diện giọng nói và cung cấp phản hồi tốt hơn, một số dữ liệu người dùng sẽ được mã hóa và gửi về máy chủ Apple để nghiên cứu. Tuy nhiên, không có điều gì chứng minh những dữ liệu đó sẽ được người thật nghe và phân tích.Trong một tuyên bố đáp trả, Apple cho biết một phần dữ liệu Siri thu được sẽ được phân tích để cải thiện Siri và khả năng kiểm tra chính tả. Những yêu cầu (ra lệnh) của họ đối với Siri không được liên kết với tài khoản Apple ID của họ. Các phản hồi của Siri được phân tích trong khu vực an toàn và những người làm công tác đánh giá buộc phải tuân thủ các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt của Apple.Công ty cũng nói rằng có không đến 1% các nội dung Siri thu được được sử dụng để phân tích và đánh giá như những gì mọi người đã biết. Trên thực tế, việc sử dụng con người để nghe lại các đoạn ghi âm của trợ lý ảo không phải là tin mới, bởi cả Amazon (Alexa) và Google (Google Assistant) cũng có hệ thống hoàn toàn tương tự.Video Siri vs. Cortana : Khẩu chiến giữa hai nàng trợ lý ảo - Nguồn: Schannel
Siri là một phần của hệ điều hành iOS, watchOS, macOS, và tvOS của Apple Inc. Trợ lý sử dụng các truy vấn bằng giọng nói và giao diện người dùng ngôn ngữ tự nhiên để trả lời các câu hỏi, đưa ra các khuyến nghị và thực hiện hành động bằng cách ủy thác các yêu cầu cho một bộ các dịch vụ Internet. Phần mềm này sẽ thích nghi với cách sử dụng ngôn ngữ, cách tìm kiếm và sở thích cá nhân của người dùng với việc tiếp tục sử dụng. Kết quả trả lại được cá nhân.
Siri hỗ trợ một loạt các lệnh người dùng, bao gồm thực hiện các tác vụ điện thoại, kiểm tra thông tin cơ bản, lập lịch trình các sự kiện và nhắc nhở, xử lý cài đặt thiết bị, tìm kiếm trên Internet, điều hướng các khu vực, tìm thông tin về giải trí và có thể tương tác với các ứng dụng tích hợp iOS. Thời gian gần đây Siri được coi như một trợ lý ảo vừa giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin, giải đáp các câu hỏi vừa trở thành một công cụ tiện ích hàng ngày thú vị.
Tuy nhiên gần đây, Siri đang bị coi là trở thành một công cụ nghe lén, gián tiếp khiến hãng phát triển Apple bị cáo buộc không tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng. Cụ thể, Apple đã thuê nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới để làm nhiệm vụ nghe các đoạn hội thoại của người dùng được ghi âm bởi Siri. Thông qua những nội dung được ghi âm bởi Siri, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá chất lượng của trợ lý ảo Siri nhằm cải thiện chất lượng hoạt động.
Vấn đề ở chỗ, khi một trong số các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng các bản thu âm được ghi bởi trợ lý ảo Siri có chứa nhiều thông tin riêng tư như các nội dung về sức khỏe, công việc và thậm chí cả những nội dung nhạy cảm liên quan đến cuộc sống vợ chồng của nhiều người dùng.
Được biết, Siri hay bị kích hoạt nhầm và thu âm ngay. Từ khóa “Hey Siri” có thể kích hoạt trợ lý ảo bằng các từ đồng âm. Chiếc Apple Watch cũng tự khởi động chức năng này khi người dùng xoay cổ tay xem giờ. Và trong nhiều hoàn cảnh ngẫu nhiên, trợ lý ảo này đã vô tình lưu lại được những đoạn hội thoại mang tính chất riêng tư, tế nhị của người dùng.
Thêm nữa, nhằm giúp trợ lý ảo nhận diện giọng nói và cung cấp phản hồi tốt hơn, một số dữ liệu người dùng sẽ được mã hóa và gửi về máy chủ Apple để nghiên cứu. Tuy nhiên, không có điều gì chứng minh những dữ liệu đó sẽ được người thật nghe và phân tích.
Trong một tuyên bố đáp trả, Apple cho biết một phần dữ liệu Siri thu được sẽ được phân tích để cải thiện Siri và khả năng kiểm tra chính tả. Những yêu cầu (ra lệnh) của họ đối với Siri không được liên kết với tài khoản Apple ID của họ. Các phản hồi của Siri được phân tích trong khu vực an toàn và những người làm công tác đánh giá buộc phải tuân thủ các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt của Apple.
Công ty cũng nói rằng có không đến 1% các nội dung Siri thu được được sử dụng để phân tích và đánh giá như những gì mọi người đã biết. Trên thực tế, việc sử dụng con người để nghe lại các đoạn ghi âm của trợ lý ảo không phải là tin mới, bởi cả Amazon (Alexa) và Google (Google Assistant) cũng có hệ thống hoàn toàn tương tự.
Video Siri vs. Cortana : Khẩu chiến giữa hai nàng trợ lý ảo - Nguồn: Schannel