Kính Google Cardboard là một công cụ có thể tự làm được dễ dàng để giúp bạn bước vào thế giới của thực tế ảo (virtual reality). Phần quan trọng của công cụ này là hai thấu kính và smartphone được gắn cố định ở giữa giúp trình chiếu nội dung. Có thể nói, đây là cách thức đơn giản, tiết kiệm và dễ thực hiện nhất hiện nay để xem nội dung 3D và thực tế ảo. Hơn nữa, ứng dụng và nội dung hỗ trợ Google Cardboard hiện tại cũng vô cùng phong phú. Cardboard (miễn phí). Ứng dụng này được phát triển bởi Google, là tiện ích đầu tiên cần được cài trên smartphone trước khi bạn muốn dùng Cardboard. Ứng dụng Cardboard sẽ giúp bạn thiết lập, tương tác và tuỳ chỉnh kính Cardboard để có được chất lượng trải nghiệm tốt nhất. Giao diện chính của Cardboard App được giả lập giống như một môi trường giải trí trong thực tế ảo. Bạn có thể di chuyển qua lại để chọn các mục như Earth (bay trên không trung để ngắm nhìn trái đất qua hình ảnh vệ tinh của Google Earth), Tour Guide (Thăm lâu đài Versailles), My Videos (xem video 3 chiều)... Cardboard Camera (miễn phí). Ứng dụng này cũng được phát triển bởi Google và được xem là “cặp bài trùng” với ứng dụng Cardboard được nhắc ở trên. Nếu Cardboard App giúp người dùng trải nghiệm nội dung trong thế giới ảo thì Cardboard Camera sẽ giúp tạo ra nội dung 3 chiều từ camera tích hợp trên smartphone. Ứng dụng này khá dễ sử dụng, bạn chỉ việc tải về và cài đặt miễn phí từ kho Play Store, sau vài bước thiết lập đơn giản là có thể chụp ảnh 3 chiều xung quanh (panoramic photo) từ camera tích hợp trên smartphone. VRSE (miễn phí). Nếu bạn cảm thấy những nội dung tự tạo (DIY – do it yourself) của mình quá tệ và kém thu hút khi nhìn qua kính Cardboard thì hãy cài ứng dụng VRSE vào smartphone ngay. Nội dung được cung cấp bởi VRSE có độ chi tiết rất cao, hình ảnh và âm thanh trung thực sẽ giúp bạn không muốn tháo kính Cardboard ra. Chủng loại nội dung trên VRSE cũng khá phong phú, từ những đoạn phim tài liệu ngắn về một trại tỵ nạn tại Syria, buổi biểu diễn của ban nhạc U2, đua xe công thức 1, diễn tập máy bay trên không trung, đoàn tàu lửa băng qua dòng sông… cho đến các bài phát biểu của những doanh nhân tên tuổi. Proton Pulse (42.000 đồng). Nếu bạn muốn chơi game thực tế ảo với Cardboard thì đây là ứng dụng thực sự mang lại cảm giác thú vị. Để có được cảm giác “thật”, bạn nên đeo tai nghe trong quá trình chơi. Thử thách đặt ra khá đơn giản, bạn chỉ cần điều khiển các tấm chắn để viên bi 3D không bị rơi, mỗi lần chạm vào những đối tượng là bạn được cộng điểm. Trò chơi này có sẵn 56 màn chơi. Có thể trong lúc chơi, bạn sẽ phải nghiêng lắc đầu liên tục nên hãy chọn một nơi vắng vẻ nếu bạn lo ngại việc bị mọi người xung quanh để ý. Star Wars - BB8-RA (miễn phí). Đây cũng là một tựa game nổi tiếng được thiết kế lại để chơi trên kính thực tế ảo Cardboard. Khác với game Star War phiên bản thường được phát triển bởi Disney, BB8-RA có cách chơi đơn giản hơn. Người chơi sẽ điều khiển robot BB-8 và đĩa bay Millennium Falcon để thực hiện các nhiệm vụ trong không gian 3600. Trò chơi này cũng có phần hướng dẫn (tutorial) khá chi tiết để bạn làm quen với các nhiệm vụ trong game khi chơi với kính thực tế ảo. YouTube (miễn phí). Có lẽ ứng dụng này không còn xa lạ với đa số người dùng Internet hiện nay, tuy nhiên ít người biết rằng dịch vụ chia sẻ video này cũng hỗ trợ xem video 3D và 3600 cho kính thực tế ảo. Hiện tại, YouTube đã hỗ trợ hoàn chỉnh kính Cardboard với các thiết lập tối ưu để ứng dụng có thể vận hành với các cảm biến điều hướng, kết nối Bluetooth để người dùng có cảm giác thật hơn khi xem video 3 chiều. Để xem được video 360 độ trên YouTube, bạn hãy tìm kiếm với từ khoá “video 360” trên ứngdụng YouTube, sau đó chọn chế độ hiển thị khi xem với kính Cardboard và đeo kính vào là xong. Titans of Space Cardboard VR (miễn phí). Các ứng dụng dành cho giáo dục của DrashVR LLC sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con em mình tại nhà và Titans of Space dành cho Cardboard là một trong số đó. Bạn có thể du hành qua các hành tinh trong hệ mặt trời trong không gian 3 chiều để tìm hiểu. Vì đồ hoạ được thiết kế có chất lượng cao nên nếu muốn có trải nghiệm tốt hơn ở tốc độ khung hình 50-60 fps thì điện thoại của bạn phải có cấu hình mạnh một chút. Theo nhà phát triển thì ứng dụng này yêu cầu điện thoại nên hỗ trợ phần mở rộng Neon CPU (thường có trên các smartphone mới) để có được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, mọi smartphone dùng Android 4.2 trở lên đều dùng được ứng dụng Titans of Space này. VR Roller Coaster (miễn phí). Bạn đang muốn thử cảm giác đi tàu lượn siêu tốc như thế nào? Chỉ cần cài ứng dụng VR Roller Coaster và đeo kính Cardboard vào là có thể trải nghiệm cảm giác mạnh mà không cần đến các khu vui chơi. Ứng dụng này hỗ trợ chức năng Field of View giúp nâng cao chiều sâu của không gian ảo, cũng như bổ sung âm thanh như gió thổi, chim hót, la hét qua từng ngữ cảnh để giúp người dùng có cảm giác “thật” hơn. Jurrasic VR (miễn phí). Với ứng dụng này, bạn sẽ trở về thời nguyên thuỷ, đóng vai một người tiền sử để khám phá thế giới khủng long. Với cơ sở dữ liệu đồ hoạ phong phú về các chủng loại khủng long và được cập nhật liên tục, người xem sẽ có cảm giác như đang lạc vào kỷ Jura. Vì được viết dựa trên nền Unity 3D Pro nên chất lượng đồ hoạ của ứng dụng tốt và một số máy có cấu hình thấp có thể sẽ xảy ra hiện tượng giật khi “xoay về các hướng” khi xem với kính Cardboard. Tokyo VR for Cardboard (miễn phí). Không cần phải đến Nhật Bản bạn cũng có thể ngắm nhìn thành phố Tokyo từ mọi ngóc ngách thông qua ứng dụng Tokyo VR. Bạn sẽ dùng kính Cardboard để tham quan 26 địa điểm khác nhau tại Tokyo với chất lượng rất tốt. Chức năng Virtual tour (chuyến du lịch ảo), Immersive VR (thực tế ảo nhập vai) và góc nhìn 360 độ giúp bạn đắm mình trong thành phố Tokyo ảo với kính Cardboard. Google Street View (miễn phí). Với cơ sở dữ liệu hình ảnh 3600 phong phú của Google Street View, bạn có thể mang kính Google Cardboard và “đi đến” bất cứ đâu trên thế giới thông qua chuyến du lịch ảo của mình. Bên cạnh chế độ chuẩn để xem trên màn hình thông thường, ứng dụng này cũng có chế độ VR Mode để xem trên các kính thực tế ảo.
Kính Google Cardboard là một công cụ có thể tự làm được dễ dàng để giúp bạn bước vào thế giới của thực tế ảo (virtual reality). Phần quan trọng của công cụ này là hai thấu kính và smartphone được gắn cố định ở giữa giúp trình chiếu nội dung. Có thể nói, đây là cách thức đơn giản, tiết kiệm và dễ thực hiện nhất hiện nay để xem nội dung 3D và thực tế ảo. Hơn nữa, ứng dụng và nội dung hỗ trợ Google Cardboard hiện tại cũng vô cùng phong phú.
Cardboard (miễn phí). Ứng dụng này được phát triển bởi Google, là tiện ích đầu tiên cần được cài trên smartphone trước khi bạn muốn dùng Cardboard. Ứng dụng Cardboard sẽ giúp bạn thiết lập, tương tác và tuỳ chỉnh kính Cardboard để có được chất lượng trải nghiệm tốt nhất. Giao diện chính của Cardboard App được giả lập giống như một môi trường giải trí trong thực tế ảo. Bạn có thể di chuyển qua lại để chọn các mục như Earth (bay trên không trung để ngắm nhìn trái đất qua hình ảnh vệ tinh của Google Earth), Tour Guide (Thăm lâu đài Versailles), My Videos (xem video 3 chiều)...
Cardboard Camera (miễn phí). Ứng dụng này cũng được phát triển bởi Google và được xem là “cặp bài trùng” với ứng dụng Cardboard được nhắc ở trên. Nếu Cardboard App giúp người dùng trải nghiệm nội dung trong thế giới ảo thì Cardboard Camera sẽ giúp tạo ra nội dung 3 chiều từ camera tích hợp trên smartphone. Ứng dụng này khá dễ sử dụng, bạn chỉ việc tải về và cài đặt miễn phí từ kho Play Store, sau vài bước thiết lập đơn giản là có thể chụp ảnh 3 chiều xung quanh (panoramic photo) từ camera tích hợp trên smartphone.
VRSE (miễn phí). Nếu bạn cảm thấy những nội dung tự tạo (DIY – do it yourself) của mình quá tệ và kém thu hút khi nhìn qua kính Cardboard thì hãy cài ứng dụng VRSE vào smartphone ngay. Nội dung được cung cấp bởi VRSE có độ chi tiết rất cao, hình ảnh và âm thanh trung thực sẽ giúp bạn không muốn tháo kính Cardboard ra. Chủng loại nội dung trên VRSE cũng khá phong phú, từ những đoạn phim tài liệu ngắn về một trại tỵ nạn tại Syria, buổi biểu diễn của ban nhạc U2, đua xe công thức 1, diễn tập máy bay trên không trung, đoàn tàu lửa băng qua dòng sông… cho đến các bài phát biểu của những doanh nhân tên tuổi.
Proton Pulse (42.000 đồng). Nếu bạn muốn chơi game thực tế ảo với Cardboard thì đây là ứng dụng thực sự mang lại cảm giác thú vị. Để có được cảm giác “thật”, bạn nên đeo tai nghe trong quá trình chơi. Thử thách đặt ra khá đơn giản, bạn chỉ cần điều khiển các tấm chắn để viên bi 3D không bị rơi, mỗi lần chạm vào những đối tượng là bạn được cộng điểm. Trò chơi này có sẵn 56 màn chơi. Có thể trong lúc chơi, bạn sẽ phải nghiêng lắc đầu liên tục nên hãy chọn một nơi vắng vẻ nếu bạn lo ngại việc bị mọi người xung quanh để ý.
Star Wars - BB8-RA (miễn phí). Đây cũng là một tựa game nổi tiếng được thiết kế lại để chơi trên kính thực tế ảo Cardboard. Khác với game Star War phiên bản thường được phát triển bởi Disney, BB8-RA có cách chơi đơn giản hơn. Người chơi sẽ điều khiển robot BB-8 và đĩa bay Millennium Falcon để thực hiện các nhiệm vụ trong không gian 3600. Trò chơi này cũng có phần hướng dẫn (tutorial) khá chi tiết để bạn làm quen với các nhiệm vụ trong game khi chơi với kính thực tế ảo.
YouTube (miễn phí). Có lẽ ứng dụng này không còn xa lạ với đa số người dùng Internet hiện nay, tuy nhiên ít người biết rằng dịch vụ chia sẻ video này cũng hỗ trợ xem video 3D và 3600 cho kính thực tế ảo. Hiện tại, YouTube đã hỗ trợ hoàn chỉnh kính Cardboard với các thiết lập tối ưu để ứng dụng có thể vận hành với các cảm biến điều hướng, kết nối Bluetooth để người dùng có cảm giác thật hơn khi xem video 3 chiều. Để xem được video 360 độ trên YouTube, bạn hãy tìm kiếm với từ khoá “video 360” trên ứngdụng YouTube, sau đó chọn chế độ hiển thị khi xem với kính Cardboard và đeo kính vào là xong.
Titans of Space Cardboard VR (miễn phí). Các ứng dụng dành cho giáo dục của DrashVR LLC sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con em mình tại nhà và Titans of Space dành cho Cardboard là một trong số đó. Bạn có thể du hành qua các hành tinh trong hệ mặt trời trong không gian 3 chiều để tìm hiểu. Vì đồ hoạ được thiết kế có chất lượng cao nên nếu muốn có trải nghiệm tốt hơn ở tốc độ khung hình 50-60 fps thì điện thoại của bạn phải có cấu hình mạnh một chút. Theo nhà phát triển thì ứng dụng này yêu cầu điện thoại nên hỗ trợ phần mở rộng Neon CPU (thường có trên các smartphone mới) để có được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, mọi smartphone dùng Android 4.2 trở lên đều dùng được ứng dụng Titans of Space này.
VR Roller Coaster (miễn phí). Bạn đang muốn thử cảm giác đi tàu lượn siêu tốc như thế nào? Chỉ cần cài ứng dụng VR Roller Coaster và đeo kính Cardboard vào là có thể trải nghiệm cảm giác mạnh mà không cần đến các khu vui chơi. Ứng dụng này hỗ trợ chức năng Field of View giúp nâng cao chiều sâu của không gian ảo, cũng như bổ sung âm thanh như gió thổi, chim hót, la hét qua từng ngữ cảnh để giúp người dùng có cảm giác “thật” hơn.
Jurrasic VR (miễn phí). Với ứng dụng này, bạn sẽ trở về thời nguyên thuỷ, đóng vai một người tiền sử để khám phá thế giới khủng long. Với cơ sở dữ liệu đồ hoạ phong phú về các chủng loại khủng long và được cập nhật liên tục, người xem sẽ có cảm giác như đang lạc vào kỷ Jura. Vì được viết dựa trên nền Unity 3D Pro nên chất lượng đồ hoạ của ứng dụng tốt và một số máy có cấu hình thấp có thể sẽ xảy ra hiện tượng giật khi “xoay về các hướng” khi xem với kính Cardboard.
Tokyo VR for Cardboard (miễn phí). Không cần phải đến Nhật Bản bạn cũng có thể ngắm nhìn thành phố Tokyo từ mọi ngóc ngách thông qua ứng dụng Tokyo VR. Bạn sẽ dùng kính Cardboard để tham quan 26 địa điểm khác nhau tại Tokyo với chất lượng rất tốt. Chức năng Virtual tour (chuyến du lịch ảo), Immersive VR (thực tế ảo nhập vai) và góc nhìn 360 độ giúp bạn đắm mình trong thành phố Tokyo ảo với kính Cardboard.
Google Street View (miễn phí). Với cơ sở dữ liệu hình ảnh 3600 phong phú của Google Street View, bạn có thể mang kính Google Cardboard và “đi đến” bất cứ đâu trên thế giới thông qua chuyến du lịch ảo của mình. Bên cạnh chế độ chuẩn để xem trên màn hình thông thường, ứng dụng này cũng có chế độ VR Mode để xem trên các kính thực tế ảo.