Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Về bản chất thì quần áo khô hay ướt là do sự bốc hơi của nước do nhiệt độ và môi trường. Ở trong môi trường không có ánh sáng, quần áo vẫn có thể khô. Nhưng phơi quần áo trong bóng râm cũng phải thông thoáng, nếu không sẽ là ổ vi khuẩn trú ngụ. Ở trong nhà độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính làm cho bụi bẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh trên quần áo, gây các bệnh viêm da hoặc hô hấp. Vì vậy, nếu phải phơi đồ trong nhà, bạn cần chú ý từ khâu giặt đến chọn vị trí, cách phơi để giảm tác hại đối với sức khỏe.
1. Vị trí phơi
Nếu phải phơi quần áo trong nhà, bạn chọn vị trí thông thoáng (hành lang, ban công phòng) hoặc chọn phòng có cửa sổ, mở cửa để lấy sáng và gió tự nhiên.
Tránh xa những bức tường ẩm ướt, khu vực có độ ẩm cao trong nhà (nhà tắm, nhà vệ sinh...), đồng thời, bạn không phơi đồ ở khu bếp để quần áo không bị ám mùi thức ăn khó chịu.
2. Vắt/ sấy khô quần áo
Khi giặt, chọn chế độ vắt khô hoặc sấy khô để giảm lượng nước còn lại trên quần áo, khi phơi trong nhà chúng sẽ nhanh khô, hạn chế khả năng vi khuẩn phát triển. 3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Bạn có thể bật quạt điện, quạt trần để thổi gió thông thoáng cho khu vực phơi đồ. Nếu vào ngày độ ẩm quá cao, bạn không bật quạt mà chuyển sang dùng máy sấy để làm khô quần áo nhanh chóng, xong không nên lạm dụng thiết bị này vì có thể khiến sợi vải bị bai, mủn, quần áo mất màu.
4. Treo quần áo thoáng
Khi phơi nên treo quần áo vào mắc hoặc dùng kẹp để quần áo nhanh khô và phẳng phiu. Trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn, tránh để đồ giữ ẩm (len, tất) gần đồ mỏng
5. Giặt quần áo bằng nước nóng
Giặt quần áo bằng nước nóng (khoảng 60 độ C), rồi vắt ráo và đem phơi, hiệu quả bốc hơi của nước nóng sẽ rút ngắn thời gian làm khô quần áo và hạn chế nấm mốc trên quần áo phơi trong nhà.
6. Phơi ngược quần áo
Phơi ngược quần jean hoặc đồ vải dầy (áo len, túi xách) từ thắt lưng và miệng túi xuống dưới, lượng nước của quần áo cũng sẽ nhanh bay hơi hơn.
7. Hạn chế dùng nước xả vải
Các loại nước xả vải sẽ có thể gây mùi khó chịu trên quần áo (đặc biệt là tất, đồ lót), nếu quần áo không khô nhanh hoặc thiếu ánh nắng mặt trời nước xả sẽ giữ ẩm trên quần áo, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Về bản chất thì quần áo khô hay ướt là do sự bốc hơi của nước do nhiệt độ và môi trường. Ở trong môi trường không có ánh sáng, quần áo vẫn có thể khô. Nhưng phơi quần áo trong bóng râm cũng phải thông thoáng, nếu không sẽ là ổ vi khuẩn trú ngụ.
Ở trong nhà độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính làm cho bụi bẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh trên quần áo, gây các bệnh viêm da hoặc hô hấp. Vì vậy, nếu phải phơi đồ trong nhà, bạn cần chú ý từ khâu giặt đến chọn vị trí, cách phơi để giảm tác hại đối với sức khỏe.
1. Vị trí phơi
Nếu phải phơi quần áo trong nhà, bạn chọn vị trí thông thoáng (hành lang, ban công phòng) hoặc chọn phòng có cửa sổ, mở cửa để lấy sáng và gió tự nhiên.
Tránh xa những bức tường ẩm ướt, khu vực có độ ẩm cao trong nhà (nhà tắm, nhà vệ sinh...), đồng thời, bạn không phơi đồ ở khu bếp để quần áo không bị ám mùi thức ăn khó chịu.
2. Vắt/ sấy khô quần áo
Khi giặt, chọn chế độ vắt khô hoặc sấy khô để giảm lượng nước còn lại trên quần áo, khi phơi trong nhà chúng sẽ nhanh khô, hạn chế khả năng vi khuẩn phát triển.
3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Bạn có thể bật quạt điện, quạt trần để thổi gió thông thoáng cho khu vực phơi đồ. Nếu vào ngày độ ẩm quá cao, bạn không bật quạt mà chuyển sang dùng máy sấy để làm khô quần áo nhanh chóng, xong không nên lạm dụng thiết bị này vì có thể khiến sợi vải bị bai, mủn, quần áo mất màu.
4. Treo quần áo thoáng
Khi phơi nên treo quần áo vào mắc hoặc dùng kẹp để quần áo nhanh khô và phẳng phiu. Trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn, tránh để đồ giữ ẩm (len, tất) gần đồ mỏng
5. Giặt quần áo bằng nước nóng
Giặt quần áo bằng nước nóng (khoảng 60 độ C), rồi vắt ráo và đem phơi, hiệu quả bốc hơi của nước nóng sẽ rút ngắn thời gian làm khô quần áo và hạn chế nấm mốc trên quần áo phơi trong nhà.
6. Phơi ngược quần áo
Phơi ngược quần jean hoặc đồ vải dầy (áo len, túi xách) từ thắt lưng và miệng túi xuống dưới, lượng nước của quần áo cũng sẽ nhanh bay hơi hơn.
7. Hạn chế dùng nước xả vải
Các loại nước xả vải sẽ có thể gây mùi khó chịu trên quần áo (đặc biệt là tất, đồ lót), nếu quần áo không khô nhanh hoặc thiếu ánh nắng mặt trời nước xả sẽ giữ ẩm trên quần áo, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.