1. Microsoft KIN ONE và KIN TWO. Microsoft đã tung ra điện thoại đầu tiên mang thương hiệu KIN ONE và KIN TWO. Microsoft đã chào bán 2 thiết bị này với bàn phím QWERTY và tích hợp mạng xã hội với mục tiêu là những người trong độ tuổi từ 15-30. Theo PhoneArena, Microsoft đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho dự án này tuy nhiên nó đã thất bại thảm hại sau 2 tháng. Chiếc máy có thiết kế quá nhỏ, ít ứng dụng, không có trò chơi hỗ trợ, không có ứng dụng lịch… 2. LG Double Play. Nhìn bên ngoài, LG Doubleplay trông có vẻ giống như những chiếc smartphone Android bình thường . Tuy nhiên, ẩn đằng sau chiếc màn hình lớn lại là một bàn phím cơ với màn hình nhỏ 2 inch chen ở giữa. Theo LG quảng cáo thì chiếc màn hình 2 inch nói trên có thể được dùng để chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng, hiển thị nội dung tin nhắn khi soạn thảo bằng bàn phím cứng… Tuy nhiên trên thực tế thì Doubleplay lại khiến người dùng thất vọng khi màn hình mini quá bé để làm việc mà lại đủ to để gây phân tâm. Kết quả là doanh số của LG Doubleplay đã tụt dốc thảm hại và nhanh chóng biến mất trên thị trường. 3. 3. HTC One Max. HTC One Max sử dụng nhận diện vân tay được đặt phía dưới camera sau. Cảm biến bị đặt sai vị trí. Nằm ngay dưới camera, chắc chắn sẽ có nhiều lần người dùng phải di tay để xác định vị trí và làm bẩn ống kính. Hệ thống lại đòi hỏi ngón tay phải để thẳng mới nhận diện chính xác, trong khi ngón tay bạn sẽ luôn nằm chéo góc khi cầm điện thoại. Do đó, sẽ không thể tránh khỏi việc hệ thống thường xuyên không nhận diện được vân tay. 4. 4. Samsung Galaxy S4 Zoom. Galaxy S4 Zoom đã đẩy chức năng camera lên trên smartphone. Công năng chụp hình của máy rất mạnh với bộ cảm biến CMOS lớn và zoom quang 10x, thế nhưng khi xét đến khía cạnh điện thoại thì ngoài tên gọi, hiển nhiên chiếc điện thoại này không giống với Galaxy S4. Màn hình 4.3 inch với độ phân giải quá thường là 960 x 540p, cộng thêm vi xử lý lõi kép 1.5 GHz kém ấn tượng hơn nhiều so với phiên bản S4 chuẩn.
5. Sony Xperia Play. Sony Ericsson Play là một chiếc điện thoại chơi game chuyên dụng với thiết kế đặc thù dành cho game thủ. Tuy nhiên, cấu hình thấp cùng lượng game ít đã khiến Sony Ericsson Play mất điểm. Đã có lúc tưởng như Sony Ericsson Xperia Play sẽ không được bán tại Việt Nam bởi Android Market thời điểm đó chưa chấp nhận các thanh toán từ ngân hàng trong nước, và đồng nghĩa với việc không thể mua thêm game cho Sony Ericsson Xperia Play.
1. Microsoft KIN ONE và KIN TWO. Microsoft đã tung ra
điện thoại đầu tiên mang thương hiệu KIN ONE và KIN TWO. Microsoft đã chào bán 2 thiết bị này với bàn phím QWERTY và tích hợp mạng xã hội với mục tiêu là những người trong độ tuổi từ 15-30. Theo PhoneArena, Microsoft đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho dự án này tuy nhiên nó đã thất bại thảm hại sau 2 tháng. Chiếc máy có thiết kế quá nhỏ, ít ứng dụng, không có trò chơi hỗ trợ, không có ứng dụng lịch…
2. LG Double Play. Nhìn bên ngoài, LG Doubleplay trông có vẻ giống như những chiếc smartphone Android bình thường . Tuy nhiên, ẩn đằng sau chiếc màn hình lớn lại là một bàn phím cơ với màn hình nhỏ 2 inch chen ở giữa. Theo LG quảng cáo thì chiếc màn hình 2 inch nói trên có thể được dùng để chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng, hiển thị nội dung tin nhắn khi soạn thảo bằng bàn phím cứng… Tuy nhiên trên thực tế thì Doubleplay lại khiến người dùng thất vọng khi màn hình mini quá bé để làm việc mà lại đủ to để gây phân tâm. Kết quả là doanh số của LG Doubleplay đã tụt dốc thảm hại và nhanh chóng biến mất trên thị trường.
3. 3. HTC One Max. HTC One Max sử dụng nhận diện vân tay được đặt phía dưới camera sau. Cảm biến bị đặt sai vị trí. Nằm ngay dưới camera, chắc chắn sẽ có nhiều lần người dùng phải di tay để xác định vị trí và làm bẩn ống kính. Hệ thống lại đòi hỏi ngón tay phải để thẳng mới nhận diện chính xác, trong khi ngón tay bạn sẽ luôn nằm chéo góc khi cầm điện thoại. Do đó, sẽ không thể tránh khỏi việc hệ thống thường xuyên không nhận diện được vân tay.
4. 4. Samsung Galaxy S4 Zoom. Galaxy S4 Zoom đã đẩy chức năng camera lên trên smartphone. Công năng chụp hình của máy rất mạnh với bộ cảm biến CMOS lớn và zoom quang 10x, thế nhưng khi xét đến khía cạnh điện thoại thì ngoài tên gọi, hiển nhiên chiếc điện thoại này không giống với Galaxy S4. Màn hình 4.3 inch với độ phân giải quá thường là 960 x 540p, cộng thêm vi xử lý lõi kép 1.5 GHz kém ấn tượng hơn nhiều so với phiên bản S4 chuẩn.
5. Sony Xperia Play. Sony Ericsson Play là một chiếc điện thoại chơi game chuyên dụng với thiết kế đặc thù dành cho game thủ. Tuy nhiên, cấu hình thấp cùng lượng game ít đã khiến Sony Ericsson Play mất điểm. Đã có lúc tưởng như Sony Ericsson Xperia Play sẽ không được bán tại Việt Nam bởi Android Market thời điểm đó chưa chấp nhận các thanh toán từ ngân hàng trong nước, và đồng nghĩa với việc không thể mua thêm game cho Sony Ericsson Xperia Play.