Máy tính Apple III (1980-1981). Apple III là chiếc máy tính Apple đầu tiên không phải do nhà đồng sáng lập hãng là Steve Wozniak thiết kế. Kết quả? Đó là một chiếc máy tính siêu… chán, với bảng mạch chính bị nóng quá nhanh khi chạy, và thường xuyên bị “đơ”. Thậm chí, những con chip của chiếc máy này còn dễ dàng bị tuột khỏi vị trí, gây vấn đề nghiêm trọng với toàn bộ hệ thống. Máy tính Apple Lisa (1983-1985). Lisa là chiếc máy tính cá nhân do Apple thiết kế vào thập niên 1980. Chiếc máy tính này không chỉ chạy chậm mà còn rất khó dùng. Khi mới ra mắt, chiếc máy có mức giá lên tới 9.995 USD. Vào năm 1986, Apple đã từ bỏ sản phẩm này và cho phép người sử dụng Lisa đổi lại chiếc máy để mua chiếc máy Mac Plus giá 4.100 USD với giá chỉ 1.500 USD. Máy tính Apple Macintosh Portable (1989-1991). Do vấn đề về thiết kế pin, đôi khi, chiếc máy này không khởi động nổi cho dù được cắm điện. Và, mang tiếng là máy tính “xách tay”, nhưng chiếc máy nặng tới 16 pound, tương đương khoảng 7,2 kg. Máy tính Apple Newton (1993-1998). Sản phẩm này thất bại vì tuổi thọ pin ngắn ngủi và màn hình khó nhìn. Chức năng nhận diện chữ viết của chiếc máy cũng rất tệ. Tuy nhiên, chiếc máy đã gây cảm hứng cho nhiều khía cạnh của thiết kế hệ điều hành sau này. Máy chơi trò chơi Apple Pippin (1995-1996). Các loại máy chơi trò chơi PlayStation, Nintendo và Sega đã rất phổ biến khi Apple Pippin ra đời, bởi vậy các nhà phát triển trò chơi và người tiêu dùng đã không mặn mà với sản phẩm này. Với mức giá 600 USD, chiếc máy được dự báo đạt doanh số 300.000 chiếc trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, mức doanh số thực tế chỉ đạt khoảng 12.000-42.000 chiếc. Máy tính 20th Anniversary Mac (1996-1997). Đây là chiếc máy tính cá nhân phiên bản giới hạn được Apple tung ra nhân dịp sinh nhật lần thứ 20 của hãng. Mức giá của chiếc máy là 8.000 USD. Dù doanh số thảm hại, nhưng 20th Anniversary Mac vẫn là một trong những chiếc máy tính được các nhà sưu tầm Macintosh yêu thích nhất. Vào năm 2010, một chiếc máy tính loại này còn chạy được đã được bán với giá 1.000 USD. Máy tính Apple eMate (1997-1998). Chiếc eMate thực chất là một chiếc máy tốt và là nguồn cảm hứng cho loạt máy tính PowerBook của Apple. Tuy nhiên, Apple chỉ cung cấp chiếc máy tính này cho mục đích giáo dục, vì vậy chiếc máy không được sử dụng rộng rãi. Cho đến nay, Apple vẫn chưa bao giờ công bố số liệu về doanh số của eMate. Con chuột "Hockey Puck" Mouse (1998-2000). Con chuột này có thiết kế gây chú ý, nhưng lại rất khó sử dụng. Chỉ sau 2 năm ra mắt, chuột “Hockey Puck” Mouse đã bị Apple “khai tử”. Máy tính Power Mac g4 Cube (2000-2001). Chiếc máy tính này mang thiết kế sáng tạo, nhưng các nhà phê bình cho rằng, mức giá của nó là quá đắt. Thậm chí, chiếc máy chỉ bao gồm mỗi ổ cứng mà không có màn hình đi kèm. Ngoài ra, những chiếc máy G4 ở loạt hàng đầu còn dễ bị vỡ ở lớp vỏ nhựa trong. Máy nghe nhạc U2 iPod (2004-2004). Máy nghe nhạc U2 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Apple và ban nhạc U2, trong đó đĩa đơn “Vertigo” của U2 được phân phối độc quyền thông qua gian hàng trực tuyến iTunes. Nhưng chiếc iPod này không thành công. Giá của iPod U2 cao hơn 50 USD so với phiên bản thông thường, và người tiêu dùng nhận thấy chẳng có lý do gì để mua nó.
Máy tính Apple III (1980-1981). Apple III là chiếc máy tính Apple đầu tiên không phải do nhà đồng sáng lập hãng là Steve Wozniak thiết kế. Kết quả? Đó là một chiếc máy tính siêu… chán, với bảng mạch chính bị nóng quá nhanh khi chạy, và thường xuyên bị “đơ”. Thậm chí, những con chip của chiếc máy này còn dễ dàng bị tuột khỏi vị trí, gây vấn đề nghiêm trọng với toàn bộ hệ thống.
Máy tính Apple Lisa (1983-1985). Lisa là chiếc máy tính cá nhân do Apple thiết kế vào thập niên 1980. Chiếc máy tính này không chỉ chạy chậm mà còn rất khó dùng. Khi mới ra mắt, chiếc máy có mức giá lên tới 9.995 USD. Vào năm 1986, Apple đã từ bỏ sản phẩm này và cho phép người sử dụng Lisa đổi lại chiếc máy để mua chiếc máy Mac Plus giá 4.100 USD với giá chỉ 1.500 USD.
Máy tính Apple Macintosh Portable (1989-1991). Do vấn đề về thiết kế pin, đôi khi, chiếc máy này không khởi động nổi cho dù được cắm điện. Và, mang tiếng là máy tính “xách tay”, nhưng chiếc máy nặng tới 16 pound, tương đương khoảng 7,2 kg.
Máy tính Apple Newton (1993-1998). Sản phẩm này thất bại vì tuổi thọ pin ngắn ngủi và màn hình khó nhìn. Chức năng nhận diện chữ viết của chiếc máy cũng rất tệ. Tuy nhiên, chiếc máy đã gây cảm hứng cho nhiều khía cạnh của thiết kế hệ điều hành sau này.
Máy chơi trò chơi Apple Pippin (1995-1996). Các loại máy chơi trò chơi PlayStation, Nintendo và Sega đã rất phổ biến khi Apple Pippin ra đời, bởi vậy các nhà phát triển trò chơi và người tiêu dùng đã không mặn mà với sản phẩm này. Với mức giá 600 USD, chiếc máy được dự báo đạt doanh số 300.000 chiếc trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, mức doanh số thực tế chỉ đạt khoảng 12.000-42.000 chiếc.
Máy tính 20th Anniversary Mac (1996-1997). Đây là chiếc máy tính cá nhân phiên bản giới hạn được Apple tung ra nhân dịp sinh nhật lần thứ 20 của hãng. Mức giá của chiếc máy là 8.000 USD. Dù doanh số thảm hại, nhưng 20th Anniversary Mac vẫn là một trong những chiếc máy tính được các nhà sưu tầm Macintosh yêu thích nhất. Vào năm 2010, một chiếc máy tính loại này còn chạy được đã được bán với giá 1.000 USD.
Máy tính Apple eMate (1997-1998). Chiếc eMate thực chất là một chiếc máy tốt và là nguồn cảm hứng cho loạt máy tính PowerBook của Apple. Tuy nhiên, Apple chỉ cung cấp chiếc máy tính này cho mục đích giáo dục, vì vậy chiếc máy không được sử dụng rộng rãi. Cho đến nay, Apple vẫn chưa bao giờ công bố số liệu về doanh số của eMate.
Con chuột "Hockey Puck" Mouse (1998-2000). Con chuột này có thiết kế gây chú ý, nhưng lại rất khó sử dụng. Chỉ sau 2 năm ra mắt, chuột “Hockey Puck” Mouse đã bị Apple “khai tử”.
Máy tính Power Mac g4 Cube (2000-2001). Chiếc máy tính này mang thiết kế sáng tạo, nhưng các nhà phê bình cho rằng, mức giá của nó là quá đắt. Thậm chí, chiếc máy chỉ bao gồm mỗi ổ cứng mà không có màn hình đi kèm. Ngoài ra, những chiếc máy G4 ở loạt hàng đầu còn dễ bị vỡ ở lớp vỏ nhựa trong.
Máy nghe nhạc U2 iPod (2004-2004). Máy nghe nhạc U2 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Apple và ban nhạc U2, trong đó đĩa đơn “Vertigo” của U2 được phân phối độc quyền thông qua gian hàng trực tuyến iTunes. Nhưng chiếc iPod này không thành công. Giá của iPod U2 cao hơn 50 USD so với phiên bản thông thường, và người tiêu dùng nhận thấy chẳng có lý do gì để mua nó.