1. Đóng chặt cửa khi bật điều hòa
Đóng cửa khi bật điều hòa, ngăn khí nóng bên ngoài tràn vào phòng và khí lạnh bị hao tốn. Tuy nhiên, thói quen này chưa hẳn đã đúng, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời. Vậy nên, sau khi bật điều hòa khoảng 30 phút, bạn nên hé cửa khoảng 5 phút, để không khí được đối lưu. Những phòng thường bật điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên, tránh hiện tượng bụi bẩn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, với những ngày thời tiết mát mẻ, bạn nên mở cửa phòng, hạn chế dùng điều hòa, căn phòng được “thở” và thông gió tự nhiên, điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe.
2. Mua điều hòa cũ
Nhiều gia đình chọn giải pháp mua điều hòa cũ để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, nếu không xem xét sản phẩm kỹ lưỡng, số tiền tiết kiệm mua thiết bị sẽ phải đổ vào hóa đơn tiền điện hàng tháng hoặc vào phí sửa chữa điều hòa “giở chứng”. Điều hòa cũ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, tiêu hao rất nhiều điện. Vì thế, bạn nên cân nhắc khi mua thiết bị đã “qua tay”.
3. Lệ thuộc vào công nghệ tiết kiệm điện
Công nghệ inverter hoặc tam diện được các hãng sản xuất quảng cáo về hiệu quả tiết kiệm điện hơn dòng điều hòa truyền thống từ 20%– 30%. Tuy nhiên, bạn không nên lệ thuộc vào điều này, dùng thiết bị “vô tội vạ”. Ngoài công nghệ, việc tiết kiệm điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lắp đặt, vận hành máy và thói quen sử dụng.
4. Tắt điều hòa khi đủ lạnh
Để tiết kiệm điện, bạn có thói quen tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh và bật lại khi nhiệt độ tăng lên. Đây là hiểu lầm cần nhanh chóng loại bỏ, khi bật/tắt liên tục, điều hòa mất thời một khoản năng lượng nhất định để khởi động lại, điều này “ngốn” điện hơn bạn tưởng. Cách hợp lý nhất, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định. 5. Lắp đặt điều hòa
Những chủ quan khi lắp đặt thiết bị có thể khiến bạn nhanh thủng ví. Khi lắp cục nóng điều hòa, bạn chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc kháng gió với cục nóng điều hòa khác. Đồng thời, không nên lắp cục nóng dưới tán cây, khi lá rụng dễ gây cháy hoặc kẹt cánh quạt tản gió.Ngoài ra, bạn cần lau rửa giàn tản nhiệt ít nhất mỗi năm một lần, để bảo đảm đường thông gió không bị kẹt hoặc bụi bẩn chặn bít, giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị. 6. Phụ thuộc vào tính năng diệt khuẩn
Tính năng diệt khuẩn được nhiều dòng điều hòa hiện đại trang bị. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các thiết bị chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ lọc khí, nếu như bạn không thường xuyên vệ sinh điều hòa, phần lọc khí, thì chính điều hòa trở thành “đại bản doanh” của vi khuẩn gây bệnh, quay trở lại tấn công bạn. 7. Dùng máy phát điện chạy điều hòa
Khi mất điện, nhiều gia đình dùng máy phát để chạy điều hòa, song điều này là cấm kị. Điện áp ra của máy phát không ổn định dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch điều hòa.
1. Đóng chặt cửa khi bật điều hòa
Đóng cửa khi bật điều hòa, ngăn khí nóng bên ngoài tràn vào phòng và khí lạnh bị hao tốn. Tuy nhiên, thói quen này chưa hẳn đã đúng, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời. Vậy nên, sau khi bật điều hòa khoảng 30 phút, bạn nên hé cửa khoảng 5 phút, để không khí được đối lưu.
Những phòng thường bật điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên, tránh hiện tượng bụi bẩn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, với những ngày thời tiết mát mẻ, bạn nên mở cửa phòng, hạn chế dùng điều hòa, căn phòng được “thở” và thông gió tự nhiên, điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe.
2. Mua điều hòa cũ
Nhiều gia đình chọn giải pháp mua điều hòa cũ để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, nếu không xem xét sản phẩm kỹ lưỡng, số tiền tiết kiệm mua thiết bị sẽ phải đổ vào hóa đơn tiền điện hàng tháng hoặc vào phí sửa chữa điều hòa “giở chứng”. Điều hòa cũ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, tiêu hao rất nhiều điện. Vì thế, bạn nên cân nhắc khi mua thiết bị đã “qua tay”.
3. Lệ thuộc vào công nghệ tiết kiệm điện
Công nghệ inverter hoặc tam diện được các hãng sản xuất quảng cáo về hiệu quả tiết kiệm điện hơn dòng điều hòa truyền thống từ 20%– 30%. Tuy nhiên, bạn không nên lệ thuộc vào điều này, dùng thiết bị “vô tội vạ”. Ngoài công nghệ, việc tiết kiệm điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lắp đặt, vận hành máy và thói quen sử dụng.
4. Tắt điều hòa khi đủ lạnh
Để tiết kiệm điện, bạn có thói quen tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh và bật lại khi nhiệt độ tăng lên. Đây là hiểu lầm cần nhanh chóng loại bỏ, khi bật/tắt liên tục, điều hòa mất thời một khoản năng lượng nhất định để khởi động lại, điều này “ngốn” điện hơn bạn tưởng. Cách hợp lý nhất, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định.
5. Lắp đặt điều hòa
Những chủ quan khi lắp đặt thiết bị có thể khiến bạn nhanh thủng ví. Khi lắp cục nóng điều hòa, bạn chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc kháng gió với cục nóng điều hòa khác. Đồng thời, không nên lắp cục nóng dưới tán cây, khi lá rụng dễ gây cháy hoặc kẹt cánh quạt tản gió.
Ngoài ra, bạn cần lau rửa giàn tản nhiệt ít nhất mỗi năm một lần, để bảo đảm đường thông gió không bị kẹt hoặc bụi bẩn chặn bít, giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị.
6. Phụ thuộc vào tính năng diệt khuẩn
Tính năng diệt khuẩn được nhiều dòng điều hòa hiện đại trang bị. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các thiết bị chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ lọc khí, nếu như bạn không thường xuyên vệ sinh điều hòa, phần lọc khí, thì chính điều hòa trở thành “đại bản doanh” của vi khuẩn gây bệnh, quay trở lại tấn công bạn.
7. Dùng máy phát điện chạy điều hòa
Khi mất điện, nhiều gia đình dùng máy phát để chạy điều hòa, song điều này là cấm kị. Điện áp ra của máy phát không ổn định dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch điều hòa.