1. Nhiễm virus: Khi thấy điện thoại chậm khởi động, hoặc không thể vào ứng dụng, thậm chí không thể tắt máy, pin cạn kiệt nhanh trong vài tiếng, bạn có thể nghĩ đến trường hợp thiết bị nhiễm virus. Lúc này, bạn cần sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để xử lý tình trạng virus tấn công máy.Đừng quên cài phần mềm phát hiện và diệt virus cho điện thoại. Đồng thời, bạn thay đổi thói quen chưa đúng khi dùng thiết bị như: kết nối điện thoại với máy tính mà không kiểm tra máy có nhiễm mã độc, tùy tiện bấm vào đường link lạ, truy cập web đen… 2. Ổ cứng quá đầy: Dọn dẹp ổ cứng của điện thoại sẽ cải thiện tình trạng chậm như rùa của điện thoại. Rà soát và gỡ bỏ những ứng dụng bạn không dùng đến, xóa file rác để giải phóng bộ nhớ. Bạn dùng càng ít chương trình, điện thoại sẽ càng nhanh, bởi có nhiều bộ nhớ trống khả dụng.Hãy tìm hiểu xem ứng dụng nào chiếm nhiều bộ nhớ lưu trữ nhất, nếu không cần thiết hãy gỡ bỏ chúng. Đối với điện thoại Android, bạn truy cập Cài đặt > Ứng dụng > Quản lí ứng dụng > Sắp xếp để tìm kiếm ứng dụng cần "thanh lý".Nhiều file muốn lưu trữ, và tránh tình trạng xóa nhầm file dữ liệu quan trọng, bạn có thể sao lưu lên icloud, dropbox hoặc cop ra ổ cứng di động. 3. Nâng cấp hệ điều hành: Khi nâng cấp hệ điều hành, rất có thể xảy ra tình trạng máy “đơ”.Do đó, khi nâng cấp hệ điều hành có hiện tượng giật, máy chậm, bạn nên quay trở lại hệ điều hành cũ hoặc chỉ cập nhật khi có bản vá lỗi hoặc thích hợp hơn với thiết bị. 4. Quá nhiều ứng dụng chạy nền: đây là thủ phạm vẫn ngấm ngầm khiến RAM quá tải. Vì thế, bạn vào mục Apps (ứng dụng) > Setting (cài đặt) > Running (đang hoạt động), chọn dừng ứng ụng chạy nên mà điện thoại không cần đến. 5. Chật ních widget trên màn hình chủ: Bạn hãy xóa những biểu tượng ứng dụng ít dùng và xóa widget không cần thiết, giữ màn hình chủ sạch sẽ nếu không muốn thiết bị chạy chậm lại. 6. Không bảo quản thiết bị cẩn thận:Việc ít vệ sinh cho điện thoại, di chuyển khiến thiết bị rơi, va đập… cũng là nguyên nhân khiến máy “đình công”. Để máy chạy “mượt” bạn nên thường xuyên tắt thiết bị, cho máy “nghỉ ngơi”, đừng quên cất giữ “dế” yêu cẩn trọng, không đặt thiết bị ở những nơi nhiệt cao (cốp xe, gần thiết bị tỏa nhiệt) hoặc dính ẩm.
1. Nhiễm virus: Khi thấy điện thoại chậm khởi động, hoặc không thể vào ứng dụng, thậm chí không thể tắt máy, pin cạn kiệt nhanh trong vài tiếng, bạn có thể nghĩ đến trường hợp thiết bị nhiễm virus. Lúc này, bạn cần sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để xử lý tình trạng virus tấn công máy.
Đừng quên cài phần mềm phát hiện và diệt virus cho điện thoại. Đồng thời, bạn thay đổi thói quen chưa đúng khi dùng thiết bị như: kết nối điện thoại với máy tính mà không kiểm tra máy có nhiễm mã độc, tùy tiện bấm vào đường link lạ, truy cập web đen…
2. Ổ cứng quá đầy: Dọn dẹp ổ cứng của điện thoại sẽ cải thiện tình trạng chậm như rùa của điện thoại. Rà soát và gỡ bỏ những ứng dụng bạn không dùng đến, xóa file rác để giải phóng bộ nhớ. Bạn dùng càng ít chương trình, điện thoại sẽ càng nhanh, bởi có nhiều bộ nhớ trống khả dụng.
Hãy tìm hiểu xem ứng dụng nào chiếm nhiều bộ nhớ lưu trữ nhất, nếu không cần thiết hãy gỡ bỏ chúng. Đối với điện thoại Android, bạn truy cập Cài đặt > Ứng dụng > Quản lí ứng dụng > Sắp xếp để tìm kiếm ứng dụng cần "thanh lý".
Nhiều file muốn lưu trữ, và tránh tình trạng xóa nhầm file dữ liệu quan trọng, bạn có thể sao lưu lên icloud, dropbox hoặc cop ra ổ cứng di động.
3. Nâng cấp hệ điều hành: Khi nâng cấp hệ điều hành, rất có thể xảy ra tình trạng máy “đơ”.
Do đó, khi nâng cấp hệ điều hành có hiện tượng giật, máy chậm, bạn nên quay trở lại hệ điều hành cũ hoặc chỉ cập nhật khi có bản vá lỗi hoặc thích hợp hơn với thiết bị.
4. Quá nhiều ứng dụng chạy nền: đây là thủ phạm vẫn ngấm ngầm khiến RAM quá tải. Vì thế, bạn vào mục Apps (ứng dụng) > Setting (cài đặt) > Running (đang hoạt động), chọn dừng ứng ụng chạy nên mà điện thoại không cần đến.
5. Chật ních widget trên màn hình chủ: Bạn hãy xóa những biểu tượng ứng dụng ít dùng và xóa widget không cần thiết, giữ màn hình chủ sạch sẽ nếu không muốn thiết bị chạy chậm lại.
6. Không bảo quản thiết bị cẩn thận:Việc ít vệ sinh cho điện thoại, di chuyển khiến thiết bị rơi, va đập… cũng là nguyên nhân khiến máy “đình công”. Để máy chạy “mượt” bạn nên thường xuyên tắt thiết bị, cho máy “nghỉ ngơi”, đừng quên cất giữ “dế” yêu cẩn trọng, không đặt thiết bị ở những nơi nhiệt cao (cốp xe, gần thiết bị tỏa nhiệt) hoặc dính ẩm.