1. Phân loại bát, đĩa
Bỏ ra một chút thời gian sắp xếp bát, đĩa thành từng khu, không để lộn xộn hoặc khoảng cách đồ dùng quá gần nhau, khiến chúng bị va đập, dễ vỡ. Chén đĩa nhựa nên được rửa ở giỏ phía trên để hạn chế tác động mạnh của nhiệt khi sấy.
Ngoài ra, đồ gỗ, gốm sứ, pha lê hoặc đồ gia dụng có họa tiết vẽ bằng tay không nên rửa bằng máy bởi chúng dễ phai màu, hư hại hoặc đục màu khi gặp nhiệt cao. 2. Xếp bát đĩa gọn gàng
Không chồng chén đĩa lên nhau hoặc đặt chúng lên những vật khác làm cản trở dòng nước rửa sạch ngõ ngách đồ dùng. Đồng thời, bát đĩa được đặt cố định, tránh lật ngược làm tắc vòng xoay của nước khi máy hoạt động. 3. Tập trung rửa
Để tiết kiệm nước và điện, tốt nhất bạn nên tập trung đầy đủ đồ dùng và bấm máy chạy, tránh rửa nhiều đợt nhỏ, khiến máy quá tải. 4. Làm sạch thức ăn ở bát đĩa
Bạn cho rằng việc làm sạch thức ăn ở bát đĩa giúp máy"nhàn" hơn, rửa sạch hơn, song điều này chưa hoàn toàn đúng vì máy phụ thuộc vào một ít những vết bám của thức ăn để duy trì độ pH. Vì thế, bạn chỉ cần lau dọn những mẩu thức ăn lớn, tránh tắc cống thoát.
Ngoài ra, bạn không cần rửa qua bát đĩa bởi chúng không giúp tiết kiệm nước, máy sẽ vẫn sử dụng lượng nước được cài đặt. 4. Thường xuyên vệ sinh máy rửa bát
Một chiếc máy bẩn sẽ khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ rửa sạch và khử trùng cho bát đĩa. Bạn cần làm sạch các lỗ cao su thoát thức ăn và xung quanh cánh tay phun nước, các góc mắc bụi, đọng nước bẩn, không để nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện phát triển.Dùng 2 – 3 cốc giấm ăn, đổ vào cửa đựng nước rửa chén. Bật máy chạy một chu kỳ bình thường. Mùi hôi và vết bẩn thức ăn, nước còn bám lại sẽ biến mất, máy được khử trùng tự nhiên không cần hóa chất. 5. Bột rửa
Bên cạnh đó, tránh lạm dụng chất tẩy rửa vì bọt xà phòng sẽ làm tràn máy, đọng và gây ẩm các bộ phận, chén bát sẽ bị nhờn do hóa chất không tan hết. Bạn nên căn cứ vào loại máy để đong lượng bột theo hướng dẫn sử dụng.
1. Phân loại bát, đĩa
Bỏ ra một chút thời gian sắp xếp bát, đĩa thành từng khu, không để lộn xộn hoặc khoảng cách đồ dùng quá gần nhau, khiến chúng bị va đập, dễ vỡ. Chén đĩa nhựa nên được rửa ở giỏ phía trên để hạn chế tác động mạnh của nhiệt khi sấy.
Ngoài ra, đồ gỗ, gốm sứ, pha lê hoặc đồ gia dụng có họa tiết vẽ bằng tay không nên rửa bằng máy bởi chúng dễ phai màu, hư hại hoặc đục màu khi gặp nhiệt cao.
2. Xếp bát đĩa gọn gàng
Không chồng chén đĩa lên nhau hoặc đặt chúng lên những vật khác làm cản trở dòng nước rửa sạch ngõ ngách đồ dùng. Đồng thời, bát đĩa được đặt cố định, tránh lật ngược làm tắc vòng xoay của nước khi máy hoạt động.
3. Tập trung rửa
Để tiết kiệm nước và điện, tốt nhất bạn nên tập trung đầy đủ đồ dùng và bấm máy chạy, tránh rửa nhiều đợt nhỏ, khiến máy quá tải.
4. Làm sạch thức ăn ở bát đĩa
Bạn cho rằng việc làm sạch thức ăn ở bát đĩa giúp máy"nhàn" hơn, rửa sạch hơn, song điều này chưa hoàn toàn đúng vì máy phụ thuộc vào một ít những vết bám của thức ăn để duy trì độ pH. Vì thế, bạn chỉ cần lau dọn những mẩu thức ăn lớn, tránh tắc cống thoát.
Ngoài ra, bạn không cần rửa qua bát đĩa bởi chúng không giúp tiết kiệm nước, máy sẽ vẫn sử dụng lượng nước được cài đặt.
4. Thường xuyên vệ sinh máy rửa bát
Một chiếc máy bẩn sẽ khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ rửa sạch và khử trùng cho bát đĩa. Bạn cần làm sạch các lỗ cao su thoát thức ăn và xung quanh cánh tay phun nước, các góc mắc bụi, đọng nước bẩn, không để nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Dùng 2 – 3 cốc giấm ăn, đổ vào cửa đựng nước rửa chén. Bật máy chạy một chu kỳ bình thường. Mùi hôi và vết bẩn thức ăn, nước còn bám lại sẽ biến mất, máy được khử trùng tự nhiên không cần hóa chất.
5. Bột rửa
Bên cạnh đó, tránh lạm dụng chất tẩy rửa vì bọt xà phòng sẽ làm tràn máy, đọng và gây ẩm các bộ phận, chén bát sẽ bị nhờn do hóa chất không tan hết. Bạn nên căn cứ vào loại máy để đong lượng bột theo hướng dẫn sử dụng.