1. Leica
Cái tên được dân nhiếp ảnh yêu thích phải kể đến máy ảnh phim Leica. Chất ảnh mà dòng máy này mang lại khá hoàn hảo, kiểu dáng máy đẹp đậm chất Đức. Dòng Leica L có giá cả phải chăng nhất. Cũng như các dòng máy phim khác, người chơi phải rất cầu kỳ trong từng thao tác chụp, lấy nét, lấy sáng cho máy. 2. Canon
Các phiên bản EOS-1, EOS-1N với 5 điểm lấy nét, AE-1 của Canon đều từng gây bão trong giới chơi ảnh. Nhiều người vẫn tìm mua AE-1 bởi hệ thống đo sáng tự động của máy hoạt động tốt. Máy cầu kỳ ở việc bảo quản, sao cho máy không bị ẩm mốc theo thời gian.
3. Hasselblad
Hasselblad nổi tiếng với ống kính quang học tuyệt vời, sức mạnh, độ nhạy, và kích thước nhỏ gọn. Mỗi dòng 500, 500CX, 500CW... đều có ưu điểm riêng thu hút người chơi ảnh. Việc khó khăn với người chơi máy là tìm kiếm nơi sửa chữa ngày càng ít đi của máy phim. 4. Mamiya
Mamiya được sản xuất tại Nhật Bản, là một trong những máy ảnh tốt nhất thế giới. Trong đó, dòng Mamiya 7, Mamiya Z, hoặc ống kính 43mm, 80mm ... có khả năng lấy nét tay hoặc tự động chuẩn, máy bền dù đã cũ. 5. Nikon
Nikon khá quen thuộc với dân chơi máy ảnh phim với dòng F, SLR F6 và FM10 chỉnh tay, EM (phim 35mm)... Để có những bức hình đẹp, bất cứ ai dùng máy phim cũng cần bỏ ra khoản đầu tư cho số phim chụp, điều này thực sự vấp phải sự cạnh tranh lớn của máy ảnh kỹ thuật số hiện đại. 6. Olympus
Năm 1948, Olympus giới thiệu Olympus 35I, máy ảnh 35mm đầu tiên phát hành trên thị trường nội địa Nhật Bản, sau đó đã trở thành sản phẩm chủ đạo của hãng. Máy của Olympus ưu tiên sự nhỏ gọn, hỗ trợ chụp nhanh, lấy sáng tốt. 7. Pentax
Bắt đầu với sản phẩm chủ chốt máy ảnh phản xạ ống kính rời "Asahi Pentax" vào năm 1957, tiếp bước là chiếc Asahiflex ra đời vào năm 1952, Pentax với các phiên bản tiếp theo được khá nhiều người ưa chuộng vì màu sắc ảnh tươi tắn, độ nét "khủng" và khả năng chống cháy ảnh cực tốt.
8. Zeiss Ikon
Zeiss-Ikon đã ngừng sản xuất nhiều mẫu Super Wide và Silver... Tuy nhiên, máy ảnh phim của hãng vẫn được nhiều người sưu tập máy ảnh nhắc đến bởi thiết kế máy độc đáo, độ bền của cơ máy rất tốt sau khoảng 40 - 60 năm kể từ khi ra đời. Trong ảnh là chiếc Zeiss Ikon Trona.
9. Ricoh
Xuất hiện ban đầu với chiếc máy phim vào năm 1996, Ricoh có nhiều phiên bản quen thuộc như XR-2S hoặc seri Ricoh GR... Cũng như các dòng máy phim khác, Ricoh yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận cho việc tráng, rửa phim, đúng tiêu chuẩn và ánh sáng.
1. Leica
Cái tên được dân nhiếp ảnh yêu thích phải kể đến máy ảnh phim Leica. Chất ảnh mà dòng máy này mang lại khá hoàn hảo, kiểu dáng máy đẹp đậm chất Đức. Dòng Leica L có giá cả phải chăng nhất. Cũng như các dòng máy phim khác, người chơi phải rất cầu kỳ trong từng thao tác chụp, lấy nét, lấy sáng cho máy.
2. Canon
Các phiên bản EOS-1, EOS-1N với 5 điểm lấy nét, AE-1 của Canon đều từng gây bão trong giới chơi ảnh. Nhiều người vẫn tìm mua AE-1 bởi hệ thống đo sáng tự động của máy hoạt động tốt. Máy cầu kỳ ở việc bảo quản, sao cho máy không bị ẩm mốc theo thời gian.
3. Hasselblad
Hasselblad nổi tiếng với ống kính quang học tuyệt vời, sức mạnh, độ nhạy, và kích thước nhỏ gọn. Mỗi dòng 500, 500CX, 500CW... đều có ưu điểm riêng thu hút người chơi ảnh. Việc khó khăn với người chơi máy là tìm kiếm nơi sửa chữa ngày càng ít đi của máy phim.
4. Mamiya
Mamiya được sản xuất tại Nhật Bản, là một trong những máy ảnh tốt nhất thế giới. Trong đó, dòng Mamiya 7, Mamiya Z, hoặc ống kính 43mm, 80mm ... có khả năng lấy nét tay hoặc tự động chuẩn, máy bền dù đã cũ.
5. Nikon
Nikon khá quen thuộc với dân chơi máy ảnh phim với dòng F, SLR F6 và FM10 chỉnh tay, EM (phim 35mm)... Để có những bức hình đẹp, bất cứ ai dùng máy phim cũng cần bỏ ra khoản đầu tư cho số phim chụp, điều này thực sự vấp phải sự cạnh tranh lớn của máy ảnh kỹ thuật số hiện đại.
6. Olympus
Năm 1948, Olympus giới thiệu Olympus 35I, máy ảnh 35mm đầu tiên phát hành trên thị trường nội địa Nhật Bản, sau đó đã trở thành sản phẩm chủ đạo của hãng. Máy của Olympus ưu tiên sự nhỏ gọn, hỗ trợ chụp nhanh, lấy sáng tốt.
7. Pentax
Bắt đầu với sản phẩm chủ chốt máy ảnh phản xạ ống kính rời "Asahi Pentax" vào năm 1957, tiếp bước là chiếc Asahiflex ra đời vào năm 1952, Pentax với các phiên bản tiếp theo được khá nhiều người ưa chuộng vì màu sắc ảnh tươi tắn, độ nét "khủng" và khả năng chống cháy ảnh cực tốt.
8. Zeiss Ikon
Zeiss-Ikon đã ngừng sản xuất nhiều mẫu Super Wide và Silver... Tuy nhiên, máy ảnh phim của hãng vẫn được nhiều người sưu tập máy ảnh nhắc đến bởi thiết kế máy độc đáo, độ bền của cơ máy rất tốt sau khoảng 40 - 60 năm kể từ khi ra đời. Trong ảnh là chiếc Zeiss Ikon Trona.
9. Ricoh
Xuất hiện ban đầu với chiếc máy phim vào năm 1996, Ricoh có nhiều phiên bản quen thuộc như XR-2S hoặc seri Ricoh GR... Cũng như các dòng máy phim khác, Ricoh yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận cho việc tráng, rửa phim, đúng tiêu chuẩn và ánh sáng.