Theo bác sĩ Trần Thị Minh Phương (nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai): Nước đá sản xuất từ nguồn nước bẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong nước đá bẩn như ecoli, lị trực tràng, lị amip, phẩy khuẩn tả... gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tả, lị.Mặc dù vậy, đá bẩn vẫn được bán tràn lan trên thị trường, không nhãn mác, được ủ trong các bao tải gai cáu bẩn, bốc mùi, giá "cực bèo" từ 7 - 10 nghìn một túi 2-3 kg, bất cứ hàng quán nào cũng sử dụng vì chúng tiện lợi và rẻ.Vì thế, nếu không chú ý đến một số dấu hiệu để chọn lựa sản phẩm an toàn hơn, vô tình bạn sẽ mang thêm bệnh vào người. Đá viên tinh khiết cho vào cốc nước vẫn trong suốt, có thể nhìn thấu sang bên kia, khi tan hết, nước trong như nước khoáng, là đá đã được xử lý tạp chất khi sản xuất, loại này an toàn.
Ngược lại, nếu khi thử thả đá viên vào cốc nước, khi tan hết thấy có cặn bẩn, nước hơi vẩn đục, không có màu trong suốt, chứng tỏ nguồn nước làm đá không đảm bảo. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng loại này.
Ông Nguyễn Bằng Việt, Giám đốc Công ty CP Thiết bị nước Việt Nam cho biết: Khi đá được sản xuất không sạch thường có mùi hôi hoặc mùi kim loại dễ thấy của nước giếng khoan, nước lã chưa qua xử lý, vị nước đá lợ.
Bạn có thể dựa vào thời gian tan chảy đá để phân biệt đá bẩn/đá sạch. Thông thường, loại tinh khiết tan lâu gấp 4-5 lần so với đá viên làm thủ công.
Vì thế, để tránh mua và dùng sản phẩm kém chất lượng, bạn nên chọn đá tinh khiết có đóng túi, địa chỉ rõ ràng, đăng ký bản quyền và được cấp phép sản xuất (có thể tham khảo địa chỉ, tên cơ sở trên website của sở y tế).
Ngoài ra, các loại đá viên được đóng trong túi nilon sạch, trọng lượng 5 - 5,5kg, mép túi lành lặn sẽ đảm bảo an toàn hơn đá để trong thùng xốp hở, dễ bị bám bụi bẩn.
Bạn có thể tự làm đá sạch tại nhà bằng khay nhựa, đặt trong tủ lạnh, hoặc dùng máy làm đá mini dành cho gia đình. Tuy nhiên, cần chú ý làm sạch các thiết bị này để đá không bị nhiễm bẩn.
Bảo vệ sức khỏe bằng việc dùng nước sạch để làm đá. Ngoài ra, bạn không nên uống quá nhiều nước lạnh, có thể gây viêm họng hoặc ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày.
Theo bác sĩ Trần Thị Minh Phương (nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai): Nước đá sản xuất từ nguồn nước bẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong nước đá bẩn như ecoli, lị trực tràng, lị amip, phẩy khuẩn tả... gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tả, lị.
Mặc dù vậy, đá bẩn vẫn được bán tràn lan trên thị trường, không nhãn mác, được ủ trong các bao tải gai cáu bẩn, bốc mùi, giá "cực bèo" từ 7 - 10 nghìn một túi 2-3 kg, bất cứ hàng quán nào cũng sử dụng vì chúng tiện lợi và rẻ.
Vì thế, nếu không chú ý đến một số dấu hiệu để chọn lựa sản phẩm an toàn hơn, vô tình bạn sẽ mang thêm bệnh vào người. Đá viên tinh khiết cho vào cốc nước vẫn trong suốt, có thể nhìn thấu sang bên kia, khi tan hết, nước trong như nước khoáng, là đá đã được xử lý tạp chất khi sản xuất, loại này an toàn.
Ngược lại, nếu khi thử thả đá viên vào cốc nước, khi tan hết thấy có cặn bẩn, nước hơi vẩn đục, không có màu trong suốt, chứng tỏ nguồn nước làm đá không đảm bảo. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng loại này.
Ông Nguyễn Bằng Việt, Giám đốc Công ty CP Thiết bị nước Việt Nam cho biết: Khi đá được sản xuất không sạch thường có mùi hôi hoặc mùi kim loại dễ thấy của nước giếng khoan, nước lã chưa qua xử lý, vị nước đá lợ.
Bạn có thể dựa vào thời gian tan chảy đá để phân biệt đá bẩn/đá sạch. Thông thường, loại tinh khiết tan lâu gấp 4-5 lần so với đá viên làm thủ công.
Vì thế, để tránh mua và dùng sản phẩm kém chất lượng, bạn nên chọn đá tinh khiết có đóng túi, địa chỉ rõ ràng, đăng ký bản quyền và được cấp phép sản xuất (có thể tham khảo địa chỉ, tên cơ sở trên website của sở y tế).
Ngoài ra, các loại đá viên được đóng trong túi nilon sạch, trọng lượng 5 - 5,5kg, mép túi lành lặn sẽ đảm bảo an toàn hơn đá để trong thùng xốp hở, dễ bị bám bụi bẩn.
Bạn có thể tự làm đá sạch tại nhà bằng khay nhựa, đặt trong tủ lạnh, hoặc dùng máy làm đá mini dành cho gia đình. Tuy nhiên, cần chú ý làm sạch các thiết bị này để đá không bị nhiễm bẩn.
Bảo vệ sức khỏe bằng việc dùng nước sạch để làm đá. Ngoài ra, bạn không nên uống quá nhiều nước lạnh, có thể gây viêm họng hoặc ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày.