Du xuân ngày Tết luôn mang lại những cảm giác khoan khoái, háo hức khó tả, đặc biệt là trong những dịp lễ hội đầu năm và chụp ảnh là một trong những cách tốt nhất để lưu giữ lại khoảnh khắc này. Những bức ảnh lung linh hoàn toàn có thể được lưu giữ lại chỉ thông qua ống kính nhỏ của chiếc smartphone nếu như người dùng nắm được vài kỹ thuật chụp đơn giản dưới đây.
Lấy nét, lấy sáng trước khi chụp. Hãy lấy nét bằng cách chạm vào chủ thể muốn làm nổi bật trong bức ảnh trước khi chụp. Ngoài ra, việc khóa nét và đo sáng vào chủ thể cố định sẽ giúp hình ảnh được rõ ràng, sắc nét hơn, không còn hiện tượng cháy sáng hoặc mất chi tiết vì ảnh quá tối do thay đổi môi trường sáng. Để đo sáng trực tiếp vào chủ thể, người dùng chỉ cần chạm và giữ vào điểm cần khóa nét và khóa sáng. Khi đó, màn hình sẽ hiển thị thông tin AE/AF Lock cho biết máy đã cố định chủ thể cần chụp, lúc này người dùng có thể tự do di chuyển camera để chọn bố cục ảnh tốt hơn.
Bố cục cơ bản. Bố cục là một trong những yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật chụp ảnh. Hầu hết mọi người đều sai lầm khi cho rằng chủ thể ở chính giữa ảnh sẽ khiến ảnh đẹp hơn, nổi bật hơn. Tuy nhiên, quan niệm này khiến cho bức ảnh bị thiếu chiều sâu dù rất rõ nét. Quy tắc 1/3 sẽ là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần chụp vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn. Zoom “chân”. Chức năng phóng to trong giao diện chụp ảnh có thể hữu ích trong một vài trường hợp bất khả kháng người chụp không thể trực tiếp đến gần chủ thể. Tuy nhiên, thực chất tính năng này chỉ là một thuật toán giúp phóng to khiến cho các chi tiết mất đi độ sắc nét. Do đó, người dùng nên trực tiếp tiến đến gần chủ thể cần chụp thay vì đứng một chỗ và zoom. Điều này giúp bức ảnh sắc nét hơn, bố cục được kiểm soát chặt chẽ hơn và quan trọng là bức ảnh sẽ sinh động hơn.
Chắc tay khi chụp. Rất nhiều trường hợp khung cảnh đẹp, bố cục hoàn hảo nhưng khi chụp bức ảnh bị rung, nhòe và mất chi tiết. Đó là tình trạng chung của nhiều người khi chụp ảnh bằng smartphone khiến mọi công sức sắp đặt và cả cảm hứng sáng tạo bị lãng phí. Người dùng nên thường xuyên tập luyện để không bị run tay khi canh khung hình, giữ chắc cổ tay khi bấm máy. Một mẹo khá hữu ích là trước khi bấm chụp, người dùng nên nín thở khoảng 1 giây để cơ thể thật sự bình tĩnh và tập trung vào việc bấm máy.
Đừng phụ thuộc vào đèn flash. Đèn flash trên những chiếc điện thoại thế hệ mới đã được cải thiện rất nhiều so với trước đó. Nhưng đôi khi ánh sáng từ đèn flash sẽ khiến bức ảnh bị sáng quá mức mong muốn và gây sai lệch màu sắc khi chụp ảnh. Do đó, hãy tắt flash nếu có thể, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Trong điều kiện thiếu sáng, người dùng nên thiết lập độ sáng màn hình ở mức cao nhất trước khi chụp để có thể dễ dàng kiểm soát được ánh sáng, chi tiết của bức ảnh. Quan sát các nguồn sáng xung quanh và tận dụng chính những nguồn sáng này để làm rõ nét chủ thể cần chụp.
Du xuân ngày Tết luôn mang lại những cảm giác khoan khoái, háo hức khó tả, đặc biệt là trong những dịp lễ hội đầu năm và chụp ảnh là một trong những cách tốt nhất để lưu giữ lại khoảnh khắc này. Những bức ảnh lung linh hoàn toàn có thể được lưu giữ lại chỉ thông qua ống kính nhỏ của chiếc smartphone nếu như người dùng nắm được vài kỹ thuật chụp đơn giản dưới đây.
Lấy nét, lấy sáng trước khi chụp. Hãy lấy nét bằng cách chạm vào chủ thể muốn làm nổi bật trong bức ảnh trước khi chụp. Ngoài ra, việc khóa nét và đo sáng vào chủ thể cố định sẽ giúp hình ảnh được rõ ràng, sắc nét hơn, không còn hiện tượng cháy sáng hoặc mất chi tiết vì ảnh quá tối do thay đổi môi trường sáng. Để đo sáng trực tiếp vào chủ thể, người dùng chỉ cần chạm và giữ vào điểm cần khóa nét và khóa sáng. Khi đó, màn hình sẽ hiển thị thông tin AE/AF Lock cho biết máy đã cố định chủ thể cần chụp, lúc này người dùng có thể tự do di chuyển camera để chọn bố cục ảnh tốt hơn.
Bố cục cơ bản. Bố cục là một trong những yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật chụp ảnh. Hầu hết mọi người đều sai lầm khi cho rằng chủ thể ở chính giữa ảnh sẽ khiến ảnh đẹp hơn, nổi bật hơn. Tuy nhiên, quan niệm này khiến cho bức ảnh bị thiếu chiều sâu dù rất rõ nét. Quy tắc 1/3 sẽ là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần chụp vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.
Zoom “chân”. Chức năng phóng to trong giao diện chụp ảnh có thể hữu ích trong một vài trường hợp bất khả kháng người chụp không thể trực tiếp đến gần chủ thể. Tuy nhiên, thực chất tính năng này chỉ là một thuật toán giúp phóng to khiến cho các chi tiết mất đi độ sắc nét. Do đó, người dùng nên trực tiếp tiến đến gần chủ thể cần chụp thay vì đứng một chỗ và zoom. Điều này giúp bức ảnh sắc nét hơn, bố cục được kiểm soát chặt chẽ hơn và quan trọng là bức ảnh sẽ sinh động hơn.
Chắc tay khi chụp. Rất nhiều trường hợp khung cảnh đẹp, bố cục hoàn hảo nhưng khi chụp bức ảnh bị rung, nhòe và mất chi tiết. Đó là tình trạng chung của nhiều người khi chụp ảnh bằng smartphone khiến mọi công sức sắp đặt và cả cảm hứng sáng tạo bị lãng phí. Người dùng nên thường xuyên tập luyện để không bị run tay khi canh khung hình, giữ chắc cổ tay khi bấm máy. Một mẹo khá hữu ích là trước khi bấm chụp, người dùng nên nín thở khoảng 1 giây để cơ thể thật sự bình tĩnh và tập trung vào việc bấm máy.
Đừng phụ thuộc vào đèn flash. Đèn flash trên những chiếc điện thoại thế hệ mới đã được cải thiện rất nhiều so với trước đó. Nhưng đôi khi ánh sáng từ đèn flash sẽ khiến bức ảnh bị sáng quá mức mong muốn và gây sai lệch màu sắc khi chụp ảnh. Do đó, hãy tắt flash nếu có thể, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Trong điều kiện thiếu sáng, người dùng nên thiết lập độ sáng màn hình ở mức cao nhất trước khi chụp để có thể dễ dàng kiểm soát được ánh sáng, chi tiết của bức ảnh. Quan sát các nguồn sáng xung quanh và tận dụng chính những nguồn sáng này để làm rõ nét chủ thể cần chụp.