Cách đây 1 năm, vụ việc hơn 14.000 điện thoại ở Việt Nam bị cài phần mềm ptracker, theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... và gửi toàn bộ dữ liệu về máy chủ của Công ty TNHH công nghệ Việt Hồng đã gây chấn động dư luận, cảnh báo về tình trạng an ninh bảo mật của các dòng điện thoại trên thị trường hiện nay.Tình trạng hacker xâm nhập, nghe lén xảy ra nhiều nhất ở các dòng smartphone với các hệ điều hành Android, iOS, 2 hệ điều hành được nhiều người dùng nhất hiện nay (một trong những lý do khiến nó dễ bị hack nhất).Nói riêng về Android, đây là một hệ điều hành lớn mạnh nhưng thiếu tổ chức. Theo các chuyên gia, hệ sinh thái Android khá lộn xộn và phân mảnh khiến an ninh bảo mật khó kiểm soát.Một nghiên cứu cho thấy 56% các điện thoại Android nằm trên thị trường hiện giờ đều đang chạy một hệ điều hành phiên bản lỗi thời và không bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ bị hack rất cao.Ngoài ra, nguyên nhân nữa khiến smartphone Android dẫn đầu top điện thoại kém an toàn nhất là vì tần suất cập nhật bản vá bảo mật của hệ điều hành này. Có trường hợp chiếc điện thoại được ghi nhận chưa cập nhật lần nào trong suốt 300 ngày. Trong trường hợp tồn tại lỗ hổng bảo mật mà điện thoại không tiến hành cập nhật trong suốt một quãng thời gian dài sẽ trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc.Ngoài ra, hệ điều hành iOS của Apple cũng có số lỗ hổng bảo mật tương đương với Android với vô số các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.Tuy nhiên, Apple có ưu thế hơn so với Android trong lĩnh vực bảo mật khi tự mình quản lý và tung ra các bản vá bảo mật cho các thiết bị di động một cách trơn tru và chủ động. Còn Android khó khăn hơn trong việc kiểm soát khi cả nhà sản xuất và nhà mạng đều có trách nhiệm chung trong việc cung cấp các bản vá bảo mật.Dòng smartphone với hệ điều hành được đánh giá bảo mật cao nhất hiện nay là Blackberry với các phần mềm, ứng dụng bảo mật và tần suất cập nhật bản vá bảo mật của điện thoại cao nên thường được các doanh nhân, nguyên thủ lựa chọn.
Cách đây 1 năm, vụ việc hơn 14.000 điện thoại ở Việt Nam bị cài phần mềm ptracker, theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... và gửi toàn bộ dữ liệu về máy chủ của Công ty TNHH công nghệ Việt Hồng đã gây chấn động dư luận, cảnh báo về tình trạng an ninh bảo mật của các dòng điện thoại trên thị trường hiện nay.
Tình trạng hacker xâm nhập, nghe lén xảy ra nhiều nhất ở các dòng smartphone với các hệ điều hành Android, iOS, 2 hệ điều hành được nhiều người dùng nhất hiện nay (một trong những lý do khiến nó dễ bị hack nhất).
Nói riêng về Android, đây là một hệ điều hành lớn mạnh nhưng thiếu tổ chức. Theo các chuyên gia, hệ sinh thái Android khá lộn xộn và phân mảnh khiến an ninh bảo mật khó kiểm soát.
Một nghiên cứu cho thấy 56% các điện thoại Android nằm trên thị trường hiện giờ đều đang chạy một hệ điều hành phiên bản lỗi thời và không bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ bị hack rất cao.
Ngoài ra, nguyên nhân nữa khiến smartphone Android dẫn đầu top điện thoại kém an toàn nhất là vì tần suất cập nhật bản vá bảo mật của hệ điều hành này. Có trường hợp chiếc điện thoại được ghi nhận chưa cập nhật lần nào trong suốt 300 ngày. Trong trường hợp tồn tại lỗ hổng bảo mật mà điện thoại không tiến hành cập nhật trong suốt một quãng thời gian dài sẽ trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc.
Ngoài ra, hệ điều hành iOS của Apple cũng có số lỗ hổng bảo mật tương đương với Android với vô số các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Tuy nhiên, Apple có ưu thế hơn so với Android trong lĩnh vực bảo mật khi tự mình quản lý và tung ra các bản vá bảo mật cho các thiết bị di động một cách trơn tru và chủ động. Còn Android khó khăn hơn trong việc kiểm soát khi cả nhà sản xuất và nhà mạng đều có trách nhiệm chung trong việc cung cấp các bản vá bảo mật.
Dòng smartphone với hệ điều hành được đánh giá bảo mật cao nhất hiện nay là Blackberry với các phần mềm, ứng dụng bảo mật và tần suất cập nhật bản vá bảo mật của điện thoại cao nên thường được các doanh nhân, nguyên thủ lựa chọn.