1. Cách nhiệt cho nhà
Hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà một cách tối đa. Bạn có thể tăng thêm lớp xốp chống nắng cho mái. Hành lang cũng để vài cây xanh để điều hòa không khí. Ngoài ra, hãy trang bị bạt chống nắng, mành, rèm treo cho cửa sổ, hai bên tường nhà.
2. Làm mát bằng hơi nước
Việc cung cấp hơi ẩm sẽ khiến cho gió thổi mát hơn. Bạn có thể tiết kiệm điện bằng việc đặt vài chậu nước trước quạt điện. Hoặc lựa chọn máy phun sương phù hợp với diện tích phòng, mang lại cảm giác dễ chịu.3. Tắt các thiết bị tỏa nhiệt
Các thiết bị tivi, tủ lạnh, máy tính, … hoạt động cùng lúc chính là thủ phạm khiến căn phòng nóng hầm hập. Nếu có thể, khi không sử dụng, bạn hãy tắt thiết bị (màn hình, case máy tính). 4. Thông gió tự nhiên
Sáng sớm, bạn nên mở cửa để khí mát tràn vào phòng, giúp thông thoáng, đồng thời xua khí độc tích tụ trong nhà. Khi tắt nắng buổi chiều, bạn đừng quên mở cửa để điều hòa không khí. Đồng thời, dọn dẹp căn nhà cho sạch sẽ nhằm giảm cảm giác bức bối. 5. "Xài" thiết bị hạ nhiệt
Đây là cách phổ biến nhất, bạn trang bị quạt điện, điều hòa nhiệt độ... phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, không quá lạm dụng thiết bị này để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tiêu tốn tiền điện.6. Làm mát mái nhà bằng cây xanh
Bạn có thể dùng thùng xốp trồng rau hoặc đặt chậu cây ở ban công, sân thượng, độ nóng trong nhà sẽ giảm đáng kể nhờ cây xanh giảm bức xạ nhiệt xuống nền bê tông.7. Đổi gam màu nội thất
Một số thay đổi nhỏ cho giấy dán tường, vỏ ga gối, chăn màn sang màu trung tính, gam lạnh. Đặt trên bàn lọ hoa tươi, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp bạn phần nào có cảm giác mát mẻ, thư giãn. 8. Hồ nước - tiểu cảnh
Giải pháp tạo ao hồ, bể cảnh điều hòa khí hậu nên được cân nhắc. Mặt nước sẽ giúp môi trường mát và trong sạch hơn. 9. Sơn chống nóng
Dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt bên ngoài của nhà. Cần lưu ý lựa chọn sơn tông màu nhẹ, mát như trắng, xanh nước biển, xanh dương, xanh lá cây để tạo cảm giác dịu nhẹ. 10. Giếng trời lấy sáng và thông gió
Nếu nhà bạn có giếng trời thông gió, hãy dùng loại vật liệu như kính, nhựa chống nóng... cho khu vực này. Trồng cây hoặc dây leo tại đây cũng là giải pháp tốt để bạn đối phó với nóng bức.
1. Cách nhiệt cho nhà
Hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà một cách tối đa. Bạn có thể tăng thêm lớp xốp chống nắng cho mái. Hành lang cũng để vài cây xanh để điều hòa không khí. Ngoài ra, hãy trang bị bạt chống nắng, mành, rèm treo cho cửa sổ, hai bên tường nhà.
2. Làm mát bằng hơi nước
Việc cung cấp hơi ẩm sẽ khiến cho gió thổi mát hơn. Bạn có thể tiết kiệm điện bằng việc đặt vài chậu nước trước quạt điện. Hoặc lựa chọn máy phun sương phù hợp với diện tích phòng, mang lại cảm giác dễ chịu.
3. Tắt các thiết bị tỏa nhiệt
Các thiết bị tivi, tủ lạnh, máy tính, … hoạt động cùng lúc chính là thủ phạm khiến căn phòng nóng hầm hập. Nếu có thể, khi không sử dụng, bạn hãy tắt thiết bị (màn hình, case máy tính).
4. Thông gió tự nhiên
Sáng sớm, bạn nên mở cửa để khí mát tràn vào phòng, giúp thông thoáng, đồng thời xua khí độc tích tụ trong nhà. Khi tắt nắng buổi chiều, bạn đừng quên mở cửa để điều hòa không khí. Đồng thời, dọn dẹp căn nhà cho sạch sẽ nhằm giảm cảm giác bức bối.
5. "Xài" thiết bị hạ nhiệt
Đây là cách phổ biến nhất, bạn trang bị quạt điện, điều hòa nhiệt độ... phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, không quá lạm dụng thiết bị này để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tiêu tốn tiền điện.
6. Làm mát mái nhà bằng cây xanh
Bạn có thể dùng thùng xốp trồng rau hoặc đặt chậu cây ở ban công, sân thượng, độ nóng trong nhà sẽ giảm đáng kể nhờ cây xanh giảm bức xạ nhiệt xuống nền bê tông.
7. Đổi gam màu nội thất
Một số thay đổi nhỏ cho
giấy dán tường, vỏ ga gối, chăn màn sang màu trung tính, gam lạnh. Đặt trên bàn lọ hoa tươi, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp bạn phần nào có cảm giác mát mẻ, thư giãn.
8. Hồ nước - tiểu cảnh
Giải pháp tạo ao hồ, bể cảnh điều hòa khí hậu nên được cân nhắc. Mặt nước sẽ giúp môi trường mát và trong sạch hơn.
9. Sơn chống nóng
Dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt bên ngoài của nhà. Cần lưu ý lựa chọn sơn tông màu nhẹ, mát như trắng, xanh nước biển, xanh dương, xanh lá cây để tạo cảm giác dịu nhẹ.
10. Giếng trời lấy sáng và thông gió
Nếu nhà bạn có giếng trời thông gió, hãy dùng loại vật liệu như kính, nhựa chống nóng... cho khu vực này. Trồng cây hoặc dây leo tại đây cũng là giải pháp tốt để bạn đối phó với nóng bức.