1. Pin máy hao hụt nặng nề. Thông thường, bạn sẽ nắm được thời gian pin của điện thoại trụ được trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu pin hết nhanh bất ngờ, có thể đ iện thoại đã nhiễm mã độc - chúng giống như các spam, liên tục gửi tin ẩn về ứng dụng của máy, "ngốn" pin điện thoại. 2. Điện thoại hoạt động chậm. Giống như máy tính, khi bị virus tấn công vào ổ cứng, việc truy cập ứng dụng hoặc sử dụng công cụ, tiện ích trên điện thoại chậm hơn bình thường rất nhiều. 3. Cuộc gọi thường bị nghẽn, kém chất lượng hoặc có tiếng động lạ. Nếu kiểm tra các dấu hiệu này không phải do đường truyền nhà mạng thì bạn nên nghĩ đến trường hợp có thể máy bị nghe lén hoặc có mã độc đang truy cập lấy thông tin cá nhân trên điện thoại. 4. Điện thoại lâu tắt. Khi thấy máy tắt chậm và nóng hơn bình thường, hoặc không chịu tắt, rất có thể điện thoại bị tấn công, khiến thiết bị phần cứng và hệ điều hành bị lỗi .
5. Tài khoản điện thoại nhanh hết. Số tiền trong tài khoản bỗng chốc cạn kiệt một cách đáng ngờ, có thể mã độc cài đặt điện thoại tự động nhắn tin tới tổng đài ảo, mỗi tin nhắn sẽ mất khoản tiền nhất định.Hãy thận trọng hoặc tốt nhất không cài ứng dụng điện thoại có thông báo "Service that cost your money". 6. Phần mềm quét virus cho điện thoại. Một ách đơn giản khác cho biết máy có bị tấn công hay không: bạn có thể quét máy bằng các phần mềm quét virus phiên bản dành cho điện thoại. 7. Tải ứng dụng bảo vệ điện thoại. Bên cạnh việc dựa vào các dấu hiệu đơn giản kể trên, thao tác bắt bệnh cho "dế" nên có sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để kết luận được chính xác. Để tránh điện thoại bị tấn công bởi virus, bạn nên tải ứng dụng chống virus uy tín, đáng tin cậy cho máy. Bạn đừng quênquét di động thường xuyên để tìm kiếm virus. 8. Tắt Bluetooth. Bluetooth có thể là con đường mà qua đó các ứng dụng không rõ hoặc virus có thể xâm nhập điện thoại. Vì vậy, khi không cần sử dụng hãy tắt chức năng Bluetooth. 9. Cẩn trọng khi tải ứng dụng. Tránh tải về các phần mềm không rõ từ internet, bạn nên tải chúng ở kho ứng dụng của hãng máy. 10. Hạn chế cắm điện thoại vào máy tính. Thói quen cóp dữ liệu từ điện thoại sang máy tính có thể khiến virus máy tính lây sang điện thoại. Tốt nhất, bạn không nên làm điều này. Ví dụ như cần cop ảnh ra khỏi điện thoại, bạn có thể tải chúng lên các trang dữ liệu trên mạng, rồi dùng máy tính tải về. 11. Bảo quản thẻ nhớ điện thoại. Không nên dùng thẻ nhớ trong điện thoại của mình cắm vào điện thoại khác vì thẻ có thể bị lây virus. 12. Thận trọng trước đường link lạ. Khi nhận được đường links gửi kèm tin nhắn trong ứng dụng (Facebook, viber, skype...) bạn không nên click vào links đó. Nhiều điện thoại, máy tính từng bị ảnh hưởng khi bấm vào link của ứng dụng vẽ hình Chibi có mã độc.
1. Pin máy hao hụt nặng nề. Thông thường, bạn sẽ nắm được thời gian pin của điện thoại trụ được trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu pin hết nhanh bất ngờ, có thể đ iện thoại đã nhiễm mã độc - chúng giống như các spam, liên tục gửi tin ẩn về ứng dụng của máy, "ngốn" pin điện thoại.
2. Điện thoại hoạt động chậm. Giống như máy tính, khi bị virus tấn công vào ổ cứng, việc truy cập ứng dụng hoặc sử dụng công cụ, tiện ích trên điện thoại chậm hơn bình thường rất nhiều.
3. Cuộc gọi thường bị nghẽn, kém chất lượng hoặc có tiếng động lạ. Nếu kiểm tra các dấu hiệu này không phải do đường truyền nhà mạng thì bạn nên nghĩ đến trường hợp có thể máy bị nghe lén hoặc có mã độc đang truy cập lấy thông tin cá nhân trên điện thoại.
4. Điện thoại lâu tắt. Khi thấy máy tắt chậm và nóng hơn bình thường, hoặc không chịu tắt, rất có thể điện thoại bị tấn công, khiến thiết bị phần cứng và hệ điều hành bị lỗi .
5. Tài khoản điện thoại nhanh hết. Số tiền trong tài khoản bỗng chốc cạn kiệt một cách đáng ngờ, có thể mã độc cài đặt điện thoại tự động nhắn tin tới tổng đài ảo, mỗi tin nhắn sẽ mất khoản tiền nhất định.Hãy thận trọng hoặc tốt nhất không cài ứng dụng điện thoại có thông báo "Service that cost your money".
6. Phần mềm quét virus cho điện thoại. Một ách đơn giản khác cho biết máy có bị tấn công hay không: bạn có thể quét máy bằng các phần mềm quét virus phiên bản dành cho điện thoại.
7. Tải ứng dụng bảo vệ điện thoại. Bên cạnh việc dựa vào các dấu hiệu đơn giản kể trên, thao tác bắt bệnh cho "dế" nên có sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để kết luận được chính xác. Để tránh điện thoại bị tấn công bởi virus, bạn nên tải ứng dụng chống virus uy tín, đáng tin cậy cho máy. Bạn đừng quênquét di động thường xuyên để tìm kiếm virus.
8. Tắt Bluetooth. Bluetooth có thể là con đường mà qua đó các ứng dụng không rõ hoặc virus có thể xâm nhập điện thoại. Vì vậy, khi không cần sử dụng hãy tắt chức năng Bluetooth.
9. Cẩn trọng khi tải ứng dụng. Tránh tải về các phần mềm không rõ từ internet, bạn nên tải chúng ở kho ứng dụng của hãng máy.
10. Hạn chế cắm điện thoại vào máy tính. Thói quen cóp dữ liệu từ điện thoại sang máy tính có thể khiến virus máy tính lây sang điện thoại. Tốt nhất, bạn không nên làm điều này. Ví dụ như cần cop ảnh ra khỏi điện thoại, bạn có thể tải chúng lên các trang dữ liệu trên mạng, rồi dùng máy tính tải về.
11. Bảo quản thẻ nhớ điện thoại. Không nên dùng thẻ nhớ trong điện thoại của mình cắm vào điện thoại khác vì thẻ có thể bị lây virus.
12. Thận trọng trước đường link lạ. Khi nhận được đường links gửi kèm tin nhắn trong ứng dụng (Facebook, viber, skype...) bạn không nên click vào links đó. Nhiều điện thoại, máy tính từng bị ảnh hưởng khi bấm vào link của ứng dụng vẽ hình Chibi có mã độc.