Ba tấm huy chương vàng, bạc và đồng của Olympic 2020 là tác phẩm được thiết kế bởi Junichi Kawanishi. Anh là người đã dành được chiến thắng hơn 400 nhà thiết kế chuyên nghiệp khác, trong cuộc thi thiết kế huy chương cho Olympic Tokyo.Mỗi tấm huy chương Olympic có đường kính 85mm, dày 12,1mm. Tấm huy chương vàng dùng 6 gram vàng mạ lên bề mặt bạc nguyên chất, còn huy chương đồng thì dùng một hợp kim có tỷ lệ 95% đồng và 5% kẽm.Theo đúng điều luật của IOC, cả ba tấm huy chương đều phải có đủ thông tin, logo 5 hình tròn kết hợp với nhau, tên của sự kiện, và nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp – Nike đứng trước sân vận động Panatheniac.Để chế tạo được đủ số huy chương phục vụ cho Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản đã phải tiến hành một chiến dịch thu gom những thiết bị điện tử không còn sử dụng được trong suốt hai năm, từ tháng 04/2017.Có tới 2.400 điểm giao dịch của nhà mạng nội địa DOCOMO và 1.594 điểm thu hồi khác trên toàn đất nước mặt trời mọc đã tham gia vào quá trình tiếp nhận, thu gom rác điện tử. Tokyo tự hào là đơn vị đăng cai đầu tiên trên toàn thế giới sử dụng vật liệu tái chế để chế tác huy chương Olympic.Kết quả là gần 80 nghìn tấn thiết bị công nghệ, trong đó có 6,21 triệu chiếc điện thoại di động cũ đã được quyên góp. Từ đó, các chuyên gia đã đã tái chế được 32kg vàng, 3,5 tấn bạc và 2,2 tấn đồng. Một câu chuyện chỉ có thể xảy ra ở Nhật Bản!Video Hé lộ thiết kế huy chương Olympic 2020 - Nguồn: Báo Tuổi Trẻ@Youtube
Ba tấm huy chương vàng, bạc và đồng của Olympic 2020 là tác phẩm được thiết kế bởi Junichi Kawanishi. Anh là người đã dành được chiến thắng hơn 400 nhà thiết kế chuyên nghiệp khác, trong cuộc thi thiết kế huy chương cho Olympic Tokyo.
Mỗi tấm huy chương Olympic có đường kính 85mm, dày 12,1mm. Tấm huy chương vàng dùng 6 gram vàng mạ lên bề mặt bạc nguyên chất, còn huy chương đồng thì dùng một hợp kim có tỷ lệ 95% đồng và 5% kẽm.
Theo đúng điều luật của IOC, cả ba tấm huy chương đều phải có đủ thông tin, logo 5 hình tròn kết hợp với nhau, tên của sự kiện, và nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp – Nike đứng trước sân vận động Panatheniac.
Để chế tạo được đủ số huy chương phục vụ cho Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản đã phải tiến hành một chiến dịch thu gom những thiết bị điện tử không còn sử dụng được trong suốt hai năm, từ tháng 04/2017.
Có tới 2.400 điểm giao dịch của nhà mạng nội địa DOCOMO và 1.594 điểm thu hồi khác trên toàn đất nước mặt trời mọc đã tham gia vào quá trình tiếp nhận, thu gom rác điện tử. Tokyo tự hào là đơn vị đăng cai đầu tiên trên toàn thế giới sử dụng vật liệu tái chế để chế tác huy chương Olympic.
Kết quả là gần 80 nghìn tấn thiết bị công nghệ, trong đó có 6,21 triệu chiếc điện thoại di động cũ đã được quyên góp. Từ đó, các chuyên gia đã đã tái chế được 32kg vàng, 3,5 tấn bạc và 2,2 tấn đồng. Một câu chuyện chỉ có thể xảy ra ở Nhật Bản!
Video Hé lộ thiết kế huy chương Olympic 2020 - Nguồn: Báo Tuổi Trẻ@Youtube