Theo Scientific American, vào những năm 60, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) muốn tìm ra một biện pháp hiệu quả và bí mật để ghi âm nội dung các cuộc nói chuyện của quan chức nước ngoài trên lãnh thổ Mỹ. Mèo chính là loài động vật được chọn vì chúng có thể đến gần con người mà không bị nghi ngờ. Chẳng ai có thể nghĩ rằng, thú cưng bên cạnh mình lại là một "gián điệp" có nhiệm vụ nghe lén.Dự án "Operation Acoustic Kitty" (dự án mèo thính giác) cứ thế ra đời với ý tưởng tạo ra một con mèo nửa động vật nửa máy. Để thực hiện được điều đó, CIA đã khéo léo đặt thiết bị thu âm vào tai và thiết bị phát tín hiệu vô tuyến ở sau gáy con mèo.Ngay dưới lớp lông và dọc đường xương sống của nó là một đường dây ăng ten. Tất cả được cung cấp năng lượng bằng cục pin gắn trên người con mèo.Sau đó, CIA huấn luyện mèo để nó lởn vởn quanh các cơ sở của đối phương. Sau khi được trang bị những thiết bị đơn giản này, con mèo có thể vào các đại sứ quán Liên Xô, thậm chí là Điện Kremlin, ghi lại các hoạt động bí mật rồi gửi các thông tin lại cho CIA.Sau khi dự án được lên kế hoạch, CIA đã lập tức thử nghiệm trong thực tế. Hai đặc vụ đỗ xe bên vỉa hè, thả con mèo ra phố, hy vọng con mèo tuân thủ bài huấn luyện đặc biệt và hoàn thành nhiệm vụ như lý thuyết.Tuy nhiên, theo Victor Marchetti - trợ lý đặc biệt của Phó Giám đốc CIA, giấc mơ đã tan thành mây khói khi con mèo bị một chiếc taxi đi qua cán chết khi đang trong quá trình thử nghiệm.Đến năm 1967, CIA từ bỏ dự án biến mèo thành công cụ nghe lén 4 chân. Họ kết luận trong báo cáo: “Suốt nhiều năm qua, những gì đã đạt được cho thấy cống hiến lớn lao của người tham gia điều hành chiến dịch"."Cụ thể là năng lượng, nhiệt huyết và trí tưởng tượng của họ có thể trở thành một tượng đài cho các nhà khoa học khác noi theo”. CIA dùng những từ ngữ nghe có vẻ lớn lao để giảm nhẹ tổn thất của chiến dịch thất bại.Tới năm 2013, cựu giám đốc mảng kỹ thuật của CIA là Robert Wallace bác bỏ thông tin này, nói rằng việc dạy mèo làm theo lệnh quá khó nên họ mới bỏ dự án.Trong một báo cáo được biên tập lại có tiêu đề "Quan điểm về mèo được huấn luyện", dự án đã phần nào thành công, nhưng cuối cùng nó không có ích gì cho CIA.CIA đã tiêu tốn hàng triệu USD cho dự án đặc biệt này. Tuy nhiên, sự thất bại của dự án cũng đem lại may mắn cho hàng nghìn con mèo có thể sẽ phải trải qua những cuộc phẫu thuật đau đớn và bị ép làm "điệp viên" một cách không tự nguyện. Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất thế giới. Nguồn: Yan News
Theo Scientific American, vào những năm 60, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) muốn tìm ra một biện pháp hiệu quả và bí mật để ghi âm nội dung các cuộc nói chuyện của quan chức nước ngoài trên lãnh thổ Mỹ.
Mèo chính là loài động vật được chọn vì chúng có thể đến gần con người mà không bị nghi ngờ. Chẳng ai có thể nghĩ rằng, thú cưng bên cạnh mình lại là một "gián điệp" có nhiệm vụ nghe lén.
Dự án "Operation Acoustic Kitty" (dự án mèo thính giác) cứ thế ra đời với ý tưởng tạo ra một con mèo nửa động vật nửa máy. Để thực hiện được điều đó, CIA đã khéo léo đặt thiết bị thu âm vào tai và thiết bị phát tín hiệu vô tuyến ở sau gáy con mèo.
Ngay dưới lớp lông và dọc đường xương sống của nó là một đường dây ăng ten. Tất cả được cung cấp năng lượng bằng cục pin gắn trên người con mèo.
Sau đó, CIA huấn luyện mèo để nó lởn vởn quanh các cơ sở của đối phương. Sau khi được trang bị những thiết bị đơn giản này, con mèo có thể vào các đại sứ quán Liên Xô, thậm chí là Điện Kremlin, ghi lại các hoạt động bí mật rồi gửi các thông tin lại cho CIA.
Sau khi dự án được lên kế hoạch, CIA đã lập tức thử nghiệm trong thực tế. Hai đặc vụ đỗ xe bên vỉa hè, thả con mèo ra phố, hy vọng con mèo tuân thủ bài huấn luyện đặc biệt và hoàn thành nhiệm vụ như lý thuyết.
Tuy nhiên, theo Victor Marchetti - trợ lý đặc biệt của Phó Giám đốc CIA, giấc mơ đã tan thành mây khói khi con mèo bị một chiếc taxi đi qua cán chết khi đang trong quá trình thử nghiệm.
Đến năm 1967, CIA từ bỏ dự án biến mèo thành công cụ nghe lén 4 chân. Họ kết luận trong báo cáo: “Suốt nhiều năm qua, những gì đã đạt được cho thấy cống hiến lớn lao của người tham gia điều hành chiến dịch".
"Cụ thể là năng lượng, nhiệt huyết và trí tưởng tượng của họ có thể trở thành một tượng đài cho các nhà khoa học khác noi theo”. CIA dùng những từ ngữ nghe có vẻ lớn lao để giảm nhẹ tổn thất của chiến dịch thất bại.
Tới năm 2013, cựu giám đốc mảng kỹ thuật của CIA là Robert Wallace bác bỏ thông tin này, nói rằng việc dạy mèo làm theo lệnh quá khó nên họ mới bỏ dự án.
Trong một báo cáo được biên tập lại có tiêu đề "Quan điểm về mèo được huấn luyện", dự án đã phần nào thành công, nhưng cuối cùng nó không có ích gì cho CIA.
CIA đã tiêu tốn hàng triệu USD cho dự án đặc biệt này. Tuy nhiên, sự thất bại của dự án cũng đem lại may mắn cho hàng nghìn con mèo có thể sẽ phải trải qua những cuộc phẫu thuật đau đớn và bị ép làm "điệp viên" một cách không tự nguyện.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất thế giới. Nguồn: Yan News