Cực quang của sao Hỏa đã được tạo thành theo cách y hệt như cực quang Trái đất. Các hạt từ gió mặt trời đã xuyên qua không gian, đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa, tương tác với oxy trong tầng khí quyển phía trên, ion hóa làm cho oxy phát sáng.Đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận rõ ràng về loại cực quang rời rạc trên sao Hỏa. Hiện tượng này cũng giúp cho giới khoa học rất nhiều trong việc lập bản đồ từ trường và nghiên cứu về sự mất mát từ trường của hành tinh Đỏ.Sự mất mát từ trường này cũng liên quan đến mất mát khí quyển, và có thể liên đới đến việc sự sống bị tuyệt chủng ở hành tinh Đỏ.Trước đó, tàu thăm dò MAVEN của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hiện tượng cực quang rực sáng trên sao Hỏa. Nó diễn ra ở khắp bán cầu bắc, tại độ cao thấp hơn so với bất kỳ cực quang nào từng được phát hiện trước đây.Cực quang xuất hiện khi các hạt điện tích có nguồn gốc từ Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, ánh sáng này thường xuất hiện phía trên bầu trời cực bắc và cực namTuy nhiên, trước đây giới khoa học mới quan sát thấy thấy cực quang trên bán cầu nam của hành tinh Đỏ, nơi từ trường mạnh nhất."Cực quang có thể bao phủ toàn bộ hành tinh vì sao Hỏa không có từ trường mạnh như Trái Đất để tập trung cực quang gần các vùng cực. Các hạt năng lượng từ Mặt Trời cũng có thể bị hấp thụ bởi bầu khí quyển phía trên, làm nhiệt độ tăng lên và bầu khí quyển phình to ra", nhà nghiên cứu Sonal Jain nói.Nếu muốn định cư trên hành tinh này, con người cần phải biết thời gian và cách thức những sự kiện đầy kịch tính này xảy ra. Để bảo vệ các phi hành gia trên sao Hỏa trong tương lai, các nhà khoa học cho rằng cần tiếp tục thực hiện những giám sát về tình hình thời tiết và kịp thời cập nhật những hiện tượng tương tự trên hành tinh này.Thời gian qua, con người càng bộc lộ rõ tham vọng định cư trên sao Hỏa. Tuy nhiên vệc này có thể gặp vô số rủi ro như thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ, bức xạ, các vấn đề về sinh lý của con người khi sống trong điều kiện trọng lực giảm.Đặc biệt, một vấn đề khác đáng chú ý là những mối đe dọa từ trên trời khiến những người sống trên sao Hỏa sẽ ước có bầu khí quyển bao quanh hành tinh.Sao Hỏa và Trái đất đều thường xuyên va chạm với các mảnh vỡ không gian như bụi, thiên thể nhỏ, thiên thạch. Trên Trái đất, những thiên thể này thường bốc hơi trong bầu khí quyển.Về tần suất va chạm của các thiên thể với bề mặt sao Hỏa, nghiên cứu năm 2013 ước tính hành tinh Đỏ bị hơn 200 tiểu hành tinh nhỏ hoặc các mảnh nhỏ của sao chổi va chạm mỗi năm, tạo thành các miệng va chạm có chiều ngang ít nhất là 3,9m.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Cực quang của sao Hỏa đã được tạo thành theo cách y hệt như cực quang Trái đất. Các hạt từ gió mặt trời đã xuyên qua không gian, đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa, tương tác với oxy trong tầng khí quyển phía trên, ion hóa làm cho oxy phát sáng.
Đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận rõ ràng về loại cực quang rời rạc trên sao Hỏa. Hiện tượng này cũng giúp cho giới khoa học rất nhiều trong việc lập bản đồ từ trường và nghiên cứu về sự mất mát từ trường của hành tinh Đỏ.
Sự mất mát từ trường này cũng liên quan đến mất mát khí quyển, và có thể liên đới đến việc sự sống bị tuyệt chủng ở hành tinh Đỏ.
Trước đó, tàu thăm dò MAVEN của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hiện tượng cực quang rực sáng trên sao Hỏa. Nó diễn ra ở khắp bán cầu bắc, tại độ cao thấp hơn so với bất kỳ cực quang nào từng được phát hiện trước đây.
Cực quang xuất hiện khi các hạt điện tích có nguồn gốc từ Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, ánh sáng này thường xuất hiện phía trên bầu trời cực bắc và cực nam
Tuy nhiên, trước đây giới khoa học mới quan sát thấy thấy cực quang trên bán cầu nam của hành tinh Đỏ, nơi từ trường mạnh nhất.
"Cực quang có thể bao phủ toàn bộ hành tinh vì sao Hỏa không có từ trường mạnh như Trái Đất để tập trung cực quang gần các vùng cực. Các hạt năng lượng từ Mặt Trời cũng có thể bị hấp thụ bởi bầu khí quyển phía trên, làm nhiệt độ tăng lên và bầu khí quyển phình to ra", nhà nghiên cứu Sonal Jain nói.
Nếu muốn định cư trên hành tinh này, con người cần phải biết thời gian và cách thức những sự kiện đầy kịch tính này xảy ra. Để bảo vệ các phi hành gia trên sao Hỏa trong tương lai, các nhà khoa học cho rằng cần tiếp tục thực hiện những giám sát về tình hình thời tiết và kịp thời cập nhật những hiện tượng tương tự trên hành tinh này.
Thời gian qua, con người càng bộc lộ rõ tham vọng định cư trên sao Hỏa. Tuy nhiên vệc này có thể gặp vô số rủi ro như thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ, bức xạ, các vấn đề về sinh lý của con người khi sống trong điều kiện trọng lực giảm.
Đặc biệt, một vấn đề khác đáng chú ý là những mối đe dọa từ trên trời khiến những người sống trên sao Hỏa sẽ ước có bầu khí quyển bao quanh hành tinh.
Sao Hỏa và Trái đất đều thường xuyên va chạm với các mảnh vỡ không gian như bụi, thiên thể nhỏ, thiên thạch. Trên Trái đất, những thiên thể này thường bốc hơi trong bầu khí quyển.
Về tần suất va chạm của các thiên thể với bề mặt sao Hỏa, nghiên cứu năm 2013 ước tính hành tinh Đỏ bị hơn 200 tiểu hành tinh nhỏ hoặc các mảnh nhỏ của sao chổi va chạm mỗi năm, tạo thành các miệng va chạm có chiều ngang ít nhất là 3,9m.