Sống vào thời Đông Hán, Trương Hành được coi là một nhà bác học lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại. Ngày nay hậu thế thường nhắc đến ông với phát minh máy đo địa chấn nổi tiếng.Người dòng lịch sử, người Trung Hoa xưa coi động đất là điềm dữ do trời giáng xuống nên lưu truyền nhiều chuyện hoang đường về hiện tượng này. Nhưng Trương Hành không tin vào thần thánh và các tà thuyết.Ông theo dõi, ghi chép đầy đủ mọi hiện tượng trong các lần động đất rồi dày công nghiên cứu, thí nghiệm phát minh ra một cỗ máy đo đạc và dự báo động đất gọi là "hậu phong địa động nghi" (máy đo gió mùa và động đất).Sử cũ mô tả, cỗ máy này được chế bằng đồng, hình dáng giống như một vò rượu, xung quanh có tám con rồng, đầu rồng hướng ra tám phương.Mỗi con rồng và con cóc đều liên quan đến một điểm la bàn, vì thế triều đình sẽ nhanh chóng biết chính xác nơi nào có thảm họa để gửi binh cứu viện.Thời nay, người ta tin rằng bên trong cái thân rỗng của máy có treo một con lắc, và một cơ cấu đòn bẩy được kết nối với mỗi con rồng có dính với con lắc ở 8 phía.Sóng xung kích từ một trận động đất có thể làm cho con lắc rung lên và làm kích hoạt một trong các cơ chế bên trong dụng cụ đồng. Khi động đất xảy ra ở phương nào thì con rồng hướng đó há miệng nhả quả cầu đồng rơi vào miệng con cóc phía dưới...Sử sách ghi rằng, cố máy của Trường Hành từng cảnh báo chính xác về một trận động đất ở cách đó cả nghìn dặm. Nếu đây là sự thật, thì năng lực của máy hậu phong địa động nghi chẳng kém gì các địa chấn kế tối tân nhất hiện nay.Từ thế kỷ 19 cho đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc đã cố gắng phục chế lại máy đo địa chấn của Trương Hành, nhưng đều không thành công.Làm thế nào mà con lắc lại đủ nhạy để phát hiện động đất ở cách đó rất xa? Làm thế nào mà chuyển động có thể kích hoạt chỉ một cơ chế và làm lan truyền sang các cơ chế khác? Vẫn còn quá nhiều ẩn số chưa được giải đáp về cỗ máy này.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Sống vào thời Đông Hán, Trương Hành được coi là một nhà bác học lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại. Ngày nay hậu thế thường nhắc đến ông với phát minh máy đo địa chấn nổi tiếng.
Người dòng lịch sử, người Trung Hoa xưa coi động đất là điềm dữ do trời giáng xuống nên lưu truyền nhiều chuyện hoang đường về hiện tượng này. Nhưng Trương Hành không tin vào thần thánh và các tà thuyết.
Ông theo dõi, ghi chép đầy đủ mọi hiện tượng trong các lần động đất rồi dày công nghiên cứu, thí nghiệm phát minh ra một cỗ máy đo đạc và dự báo động đất gọi là "hậu phong địa động nghi" (máy đo gió mùa và động đất).
Sử cũ mô tả, cỗ máy này được chế bằng đồng, hình dáng giống như một vò rượu, xung quanh có tám con rồng, đầu rồng hướng ra tám phương.
Mỗi con rồng và con cóc đều liên quan đến một điểm la bàn, vì thế triều đình sẽ nhanh chóng biết chính xác nơi nào có thảm họa để gửi binh cứu viện.
Thời nay, người ta tin rằng bên trong cái thân rỗng của máy có treo một con lắc, và một cơ cấu đòn bẩy được kết nối với mỗi con rồng có dính với con lắc ở 8 phía.
Sóng xung kích từ một trận động đất có thể làm cho con lắc rung lên và làm kích hoạt một trong các cơ chế bên trong dụng cụ đồng. Khi động đất xảy ra ở phương nào thì con rồng hướng đó há miệng nhả quả cầu đồng rơi vào miệng con cóc phía dưới...
Sử sách ghi rằng, cố máy của Trường Hành từng cảnh báo chính xác về một trận động đất ở cách đó cả nghìn dặm. Nếu đây là sự thật, thì năng lực của máy hậu phong địa động nghi chẳng kém gì các địa chấn kế tối tân nhất hiện nay.
Từ thế kỷ 19 cho đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc đã cố gắng phục chế lại máy đo địa chấn của Trương Hành, nhưng đều không thành công.
Làm thế nào mà con lắc lại đủ nhạy để phát hiện động đất ở cách đó rất xa? Làm thế nào mà chuyển động có thể kích hoạt chỉ một cơ chế và làm lan truyền sang các cơ chế khác? Vẫn còn quá nhiều ẩn số chưa được giải đáp về cỗ máy này.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.