Sẽ thật bất tiện sau khi giặt, đồ len bị co rút và mất dáng.
Để khắc phục điều này, bạn nên dùng nước ấm (khoảng 30 độ C) để ngâm áo khoảng 30 phút, sau đó giặt nhẹ nhàng.
Ở nước xả cuối cùng, đừng quên bỏ thêm chút giấm, chúng sẽ giúp áo len giữ màu, sợi len mềm, không xù và đàn hồi tốt. Ngoài ra, giấm sẽ làm tan bớt các chất kiềm của nước giặt và khử mùi hôi khó chịu hoặc nấm mốc còn bám trên áo. Một cách khác: bạn ngâm đồ len trong nước lạnh khoảng 1 tiếng trước khi giặt, điều này giúp các sợi len mềm đồng đều, loại bỏ bụi bẩn một cách nhẹ nhàng, từ từ, tránh gây ra tình trạng co rút sợi len. Bạn không nên giặt mạnh tay và dùng nhiều hóa chất tẩy rửa. Hãy cẩn thận nếu bạn dùng máy giặt để làm sạch áo quần len sợi. Một số thiết bị thế hệ mới có chế độ giặt đồ len, bạn hãy chọn nước lạnh khi giặt và làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuyệt đối không dùng chế độ sấy trong máy giặt hoặc máy sấy tóc để làm khô đồ dùng bằng len. Nhiệt cao làm len nhanh bay màu, khô, sờn. Thay vào đó, bạn hãy trải đồ len vừa giặt lên trên một chiếc khăn khô, cuộn khăn lại để thấm hết nước và phơi khô đồ len ở nơi thoáng mát. Đối với những áo, tất, mũ len… dùng lâu có thể bị chảy và rộng hơn so với ban đầu. Bạn ngâm phần bị giãn vào nước nóng khoảng 70 – 80 độ C trong 2 tiếng. Khi giặt, vò thật nhẹ nhàng vì lúc này bụi bẩn đã tan vào nước ngâm. Không vắt quần áo bằng máy giặt hoặc dùng tay vặn, xoắn đồ len.Không chỉ chú ý khi giặt, việc phơi đồ cũng cần chú ý. Khi nhấc đồ khỏi chậu giặt, nên cầm cầm gọn quần áo đó, vì nếu không nước chảy từ áo sẽ kéo các sợi len giãn ra. Khi phơi, tránh dùng móc treo vì dễ khiến áo nhanh biến dạng. Bạn nên trải áo trên mặt phẳng, ở những nơi có gió thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Với áo len bị sờn, bạn hoà lẫn nước với một chút giấm theo tỉ lệ 1/1, phun lên chỗ bị sờn, để khoảng 30 phút sau mang đi giặt, sợi len sẽ bóng hơn rất nhiều.
Với áo len sợi màu, bạn có thể bỏ chút muối vào nước khi giặt sẽ giúp màu tươi lâu (2 lít nước cho 3 muỗng muối).
Sẽ thật bất tiện sau khi giặt, đồ len bị co rút và mất dáng.
Để khắc phục điều này, bạn nên dùng nước ấm (khoảng 30 độ C) để ngâm áo khoảng 30 phút, sau đó giặt nhẹ nhàng.
Ở nước xả cuối cùng, đừng quên bỏ thêm chút giấm, chúng sẽ giúp áo len giữ màu, sợi len mềm, không xù và đàn hồi tốt. Ngoài ra, giấm sẽ làm tan bớt các chất kiềm của nước giặt và khử mùi hôi khó chịu hoặc nấm mốc còn bám trên áo.
Một cách khác: bạn ngâm đồ len trong nước lạnh khoảng 1 tiếng trước khi giặt, điều này giúp các sợi len mềm đồng đều, loại bỏ bụi bẩn một cách nhẹ nhàng, từ từ, tránh gây ra tình trạng co rút sợi len. Bạn không nên giặt mạnh tay và dùng nhiều hóa chất tẩy rửa.
Hãy cẩn thận nếu bạn dùng máy giặt để làm sạch áo quần len sợi. Một số thiết bị thế hệ mới có chế độ giặt đồ len, bạn hãy chọn nước lạnh khi giặt và làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tuyệt đối không dùng chế độ sấy trong máy giặt hoặc máy sấy tóc để làm khô đồ dùng bằng len. Nhiệt cao làm len nhanh bay màu, khô, sờn. Thay vào đó, bạn hãy trải đồ len vừa giặt lên trên một chiếc khăn khô, cuộn khăn lại để thấm hết nước và phơi khô đồ len ở nơi thoáng mát.
Đối với những áo, tất, mũ len… dùng lâu có thể bị chảy và rộng hơn so với ban đầu. Bạn ngâm phần bị giãn vào nước nóng khoảng 70 – 80 độ C trong 2 tiếng. Khi giặt, vò thật nhẹ nhàng vì lúc này bụi bẩn đã tan vào nước ngâm. Không vắt quần áo bằng máy giặt hoặc dùng tay vặn, xoắn đồ len.
Không chỉ chú ý khi giặt, việc phơi đồ cũng cần chú ý. Khi nhấc đồ khỏi chậu giặt, nên cầm cầm gọn quần áo đó, vì nếu không nước chảy từ áo sẽ kéo các sợi len giãn ra.
Khi phơi, tránh dùng móc treo vì dễ khiến áo nhanh biến dạng. Bạn nên trải áo trên mặt phẳng, ở những nơi có gió thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Với áo len bị sờn, bạn hoà lẫn nước với một chút giấm theo tỉ lệ 1/1, phun lên chỗ bị sờn, để khoảng 30 phút sau mang đi giặt, sợi len sẽ bóng hơn rất nhiều.
Với áo len sợi màu, bạn có thể bỏ chút muối vào nước khi giặt sẽ giúp màu tươi lâu (2 lít nước cho 3 muỗng muối).