Facebook. Facebook đã vượt qua Instagram và Twitter cũng như rất nhiều mạng xã hội khác trong cuộc đua kết nối với hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới mỗi tháng. Với lượng người truy cập khổng lồ và không ngừng tăng lên Facebook chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục phát huy sức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên thế giới trong những năm tiếp theo. Đó cũng là cách mà Facebook đang thay đổi thế giới. Cisco Systems. Một phần của khu vực Trung Đông đang gặp khó khăn trong việc kết nối với thế giới bên ngoài và Cisco Systems đang cố gắng để giải cứu bằng cách cung cấp hầu hết các cơ sở hạ tầng mạng ở khu vực này. Gã khổng lồ viễn thông của Mỹ đã giúp ngành gia công phần mềm công nghệ thông tin của khu vực này tăng trưởng hơn 60% trong khoảng thời gian bốn năm. Hiện tại, Trung Đông vẫn là một khu vực xung đột rộng lớn và Cisco sẽ tiếp tục những nỗ lực của họ trong những năm tới. Enel. Nguồn tài nguyên tái tạo và năng lượng sạch là hai trong số các mặt hàng đang rất “hot” trong thế giới đang biến đổi hiện nay. Trong thời đại mà sự nóng lên toàn cầu, lượng khí thải độc hại và ô nhiễm môi trường đang đe dọa con người thì công ty nào sở hữu những nguồn nguyên liệu, năng lượng mới công ty đó sẽ có quyền chi phối thế giới. Enel là một trong những công ty như vậy. Công ty năng lượng có trụ sở tại Ý này có giá trị lên tới hàng trăm tỷ USD. Năm 2014, công ty này chiếm thị phần tới 38% tổng sản lượng năng lượng sạch được sản xuất ra trên toàn cầu và trong tương lai công ty này vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ thị phần lớn. Kickstarter. Kickstarter là trang web gây quỹ cộng đồng phổ biến nhất hiện nay. Việc gây quỹ từ cộng đồng để đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ, dự án đã trở thành một hiện tượng rất lớn và đã thay đổi toàn bộ cách thức đầu tư của ngành công nghiệp kinh doanh thời gian gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Tính đến cuối năm 2015, Kickstarter đã giúp khoảng 10 triệu người thực hiện khoảng 100.000 dự án. Xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục khi chúng ta bước vào những năm tiếp theo. Vodafone / Safaricom. Hai công ty, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh và một ở Kenya lại có chung ý tưởng bắt đầu một nền tảng thanh toán di động từ năm 2007. Ý tưởng với tên gọi M-Pesa, có thể giúp bất cứ ai dù không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể trao đổi thương mại thông qua các ứng dụng cho phép chuyển tiền để trả các hóa đơn hoặc xử lý tiền mặt mà không cần giữ hóa đơn in và tiền xu. Sức hấp dẫn thực sự của ứng dụng công nghệ này lại được thực hiện tại các nước thuộc “thế giới thứ ba” và các khu vực kém phát triển nên kết quả đạt được thật không ngờ. Tại một quốc gia như Kenya, 42% GDP của cả nước đã được giao dịch thông qua ứng dụng này. Do đó, kiểu thanh toán mới này rất có khả năng sẽ được nhân rộng ra toàn cầu. Google. Thật là hài hước nếu như Google không nằm trong danh sách các công ty thay đổi thế giới. Có lẽ gã khổng lồ đã làm được rất nhiều điều cho thế giới mà không cỗ máy nào có thể đếm xuể và họ vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến hiện tại và tương lai. Thật khó để nói chính xác những gì Google sẽ làm để thay đổi thế giới trong năm tới, thậm chí 10 năm, 20 năm tới vì đơn giản là các dự án của hãng quá lớn. Tuy nhiên, dù hãng có đặt ra những tham vọng lớn và cố biến chúng thành hiện thực thì kết quả không chỉ bản thân hãng này hưởng mà người dùng tên toàn cầu mới là những người hưởng lợi lớn nhất từ sự thay đổi không ngừng của công nghệ và Internet. Đó cũng là lý do mà Google sẽ là công ty có sức ảnh hưởng đến toàn cầu nhất trong những năm tới.
Facebook. Facebook đã vượt qua Instagram và Twitter cũng như rất nhiều mạng xã hội khác trong cuộc đua kết nối với hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới mỗi tháng. Với lượng người truy cập khổng lồ và không ngừng tăng lên Facebook chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục phát huy sức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên thế giới trong những năm tiếp theo. Đó cũng là cách mà Facebook đang thay đổi thế giới.
Cisco Systems. Một phần của khu vực Trung Đông đang gặp khó khăn trong việc kết nối với thế giới bên ngoài và Cisco Systems đang cố gắng để giải cứu bằng cách cung cấp hầu hết các cơ sở hạ tầng mạng ở khu vực này. Gã khổng lồ viễn thông của Mỹ đã giúp ngành gia công phần mềm công nghệ thông tin của khu vực này tăng trưởng hơn 60% trong khoảng thời gian bốn năm. Hiện tại, Trung Đông vẫn là một khu vực xung đột rộng lớn và Cisco sẽ tiếp tục những nỗ lực của họ trong những năm tới.
Enel. Nguồn tài nguyên tái tạo và năng lượng sạch là hai trong số các mặt hàng đang rất “hot” trong thế giới đang biến đổi hiện nay. Trong thời đại mà sự nóng lên toàn cầu, lượng khí thải độc hại và ô nhiễm môi trường đang đe dọa con người thì công ty nào sở hữu những nguồn nguyên liệu, năng lượng mới công ty đó sẽ có quyền chi phối thế giới. Enel là một trong những công ty như vậy. Công ty năng lượng có trụ sở tại Ý này có giá trị lên tới hàng trăm tỷ USD. Năm 2014, công ty này chiếm thị phần tới 38% tổng sản lượng năng lượng sạch được sản xuất ra trên toàn cầu và trong tương lai công ty này vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ thị phần lớn.
Kickstarter. Kickstarter là trang web gây quỹ cộng đồng phổ biến nhất hiện nay. Việc gây quỹ từ cộng đồng để đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ, dự án đã trở thành một hiện tượng rất lớn và đã thay đổi toàn bộ cách thức đầu tư của ngành công nghiệp kinh doanh thời gian gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Tính đến cuối năm 2015, Kickstarter đã giúp khoảng 10 triệu người thực hiện khoảng 100.000 dự án. Xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục khi chúng ta bước vào những năm tiếp theo.
Vodafone / Safaricom. Hai công ty, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh và một ở Kenya lại có chung ý tưởng bắt đầu một nền tảng thanh toán di động từ năm 2007. Ý tưởng với tên gọi M-Pesa, có thể giúp bất cứ ai dù không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể trao đổi thương mại thông qua các ứng dụng cho phép chuyển tiền để trả các hóa đơn hoặc xử lý tiền mặt mà không cần giữ hóa đơn in và tiền xu. Sức hấp dẫn thực sự của ứng dụng công nghệ này lại được thực hiện tại các nước thuộc “thế giới thứ ba” và các khu vực kém phát triển nên kết quả đạt được thật không ngờ. Tại một quốc gia như Kenya, 42% GDP của cả nước đã được giao dịch thông qua ứng dụng này. Do đó, kiểu thanh toán mới này rất có khả năng sẽ được nhân rộng ra toàn cầu.
Google. Thật là hài hước nếu như Google không nằm trong danh sách các công ty thay đổi thế giới. Có lẽ gã khổng lồ đã làm được rất nhiều điều cho thế giới mà không cỗ máy nào có thể đếm xuể và họ vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến hiện tại và tương lai. Thật khó để nói chính xác những gì Google sẽ làm để thay đổi thế giới trong năm tới, thậm chí 10 năm, 20 năm tới vì đơn giản là các dự án của hãng quá lớn. Tuy nhiên, dù hãng có đặt ra những tham vọng lớn và cố biến chúng thành hiện thực thì kết quả không chỉ bản thân hãng này hưởng mà người dùng tên toàn cầu mới là những người hưởng lợi lớn nhất từ sự thay đổi không ngừng của công nghệ và Internet. Đó cũng là lý do mà Google sẽ là công ty có sức ảnh hưởng đến toàn cầu nhất trong những năm tới.