Bia không cồn là gì? Hiện nay, loại bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một lượng cồn rất nhỏ (không quá 0,5%) xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Sản phẩm này được "chuộng" vì khi uống vẫn giữ sự tỉnh táo, hàm lượng cồn ít hoặc không có giúp giảm nguy cơ tổn thương thận/ gan cho người sử dụng.Bia không cồn vẫn được sản xuất theo cách thức thông thường về nguyên liệu và quy trình, điểm khác biệt nằm ở khâu loại bỏ cồn khỏi bia. Bia truyền thống được đóng chai ngay khi quá trình nấu, lên men... kết thúc, còn bia không cồn phải qua xử lý hết cồn trước khi thành phẩm.Cồn sẽ biến mất bằng nhiều cách, bao gồm chưng cất chân không, thẩm thấu ngược và bốc hơi. Một số loại bia có độ cồn thấp (dưới 0,5 %) được sản xuất bởi quá trình lên men hạn chế, bia lên men một chút, sau đó giảm và loại dần về mức quy định. Nhiều hãng sản xuất đun nóng bia và giữ nguyên nhiệt độ bay hơi cồn cho đến khi lượng cồn chỉ còn 0,5% và mất hết. Cách này dễ làm biến đổi mùi vị vốn có của bia do hỗn hợp bia được nấu lại nhiều lần. Vì thế, một số hãng dùng cách chưng cất chân không, thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ bay hơi cồn giảm xuống tới mức 50 độ C, mùi vị bia do đó không quá thay đổi. Với công nghệ cao hơn, phương pháp thẩm thấu ngược được một số hãng áp dụng. Bia được lọc qua màng (có chứa axit dễ bay hơi), khi đó cồn được tách ra khỏi hỗn hợp. Chính vì không chứa cồn nên các nhà sản xuất cho biết sản phẩm không gây say khi uống.Anh Minh Thái (nhân viên hành chính) cho biết khi đang sử dụng sản phẩm: "Mình thấy nhẹ hơn bia thường rất nhiều lần nên không thấy cảm giác đau đầu hay say, song bia nhạt và khác với vị quen thuộc nên uống không "vào" lắm, hơn nữa, giá của bia này đắt hơn loại truyền thống". Do công đoạn sản xuất, giá cả bia không cồn khá cao, khoảng 20.000 - 35.000 đồng một lon, mỗi thùng bia khoảng 300.000 đồng Tại các siêu thị chủ yếu là bia nhập từ Đức, Hà Lan, Nhật... Trong đó, Bavaria khoảng 20.000 đồng/lon, San Miguel (Tây Ban Nha) giá 15.000-18.000 đồng/lon hay Bitburger trên 15.000 đồng/lon... Uống bia không cồn bao nhiêu là đủ? Tùy vào cảm nhận, sở thích và thói quen sử dụng, mỗi người có nhận xét khác nhau về mùi vị của sản phẩm. Xét về góc độ khoa học, mặc dù loại bia này không gây say, song nếu uống quá nhiều có thể gây khó chịu, nặng bụng.Bên cạnh đó, các chất phụ gia trong quá trình chế biến hoặc tình trạng bảo quản không đúng cách của người bán có thể ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Vì thế, không nên uống quá nhiều, đừng lạm dụng ưu điểm "không say" của loại bia này.Ngoài ra, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, sẽ có mức tác động khác nhau đến sự tỉnh táo của người uống. Hầu hết loại bia có hàm lượng cồn khoảng 3% chỉ uống tối đa 4 lon. Vì thế, lượng cồn 0,5% có thể uống khoảng 20 lon. Đây cũng không hẳn là ngưỡng cố định, bởi để bảo vệ gan, thận..., tốt hơn hết nên uống hạn chế bia rượu.
Bia không cồn là gì? Hiện nay, loại bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một lượng cồn rất nhỏ (không quá 0,5%) xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Sản phẩm này được "chuộng" vì khi uống vẫn giữ sự tỉnh táo, hàm lượng cồn ít hoặc không có giúp giảm nguy cơ tổn thương thận/ gan cho người sử dụng.
Bia không cồn vẫn được sản xuất theo cách thức thông thường về nguyên liệu và quy trình, điểm khác biệt nằm ở khâu loại bỏ cồn khỏi bia. Bia truyền thống được đóng chai ngay khi quá trình nấu, lên men... kết thúc, còn bia không cồn phải qua xử lý hết cồn trước khi thành phẩm.
Cồn sẽ biến mất bằng nhiều cách, bao gồm chưng cất chân không, thẩm thấu ngược và bốc hơi. Một số loại bia có độ cồn thấp (dưới 0,5 %) được sản xuất bởi quá trình lên men hạn chế, bia lên men một chút, sau đó giảm và loại dần về mức quy định.
Nhiều hãng sản xuất đun nóng bia và giữ nguyên nhiệt độ bay hơi cồn cho đến khi lượng cồn chỉ còn 0,5% và mất hết. Cách này dễ làm biến đổi mùi vị vốn có của bia do hỗn hợp bia được nấu lại nhiều lần. Vì thế, một số hãng dùng cách chưng cất chân không, thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ bay hơi cồn giảm xuống tới mức 50 độ C, mùi vị bia do đó không quá thay đổi.
Với công nghệ cao hơn, phương pháp thẩm thấu ngược được một số hãng áp dụng. Bia được lọc qua màng (có chứa axit dễ bay hơi), khi đó cồn được tách ra khỏi hỗn hợp. Chính vì không chứa cồn nên các nhà sản xuất cho biết sản phẩm không gây say khi uống.
Anh Minh Thái (nhân viên hành chính) cho biết khi đang sử dụng sản phẩm: "Mình thấy nhẹ hơn bia thường rất nhiều lần nên không thấy cảm giác đau đầu hay say, song bia nhạt và khác với vị quen thuộc nên uống không "vào" lắm, hơn nữa, giá của bia này đắt hơn loại truyền thống".
Do công đoạn sản xuất, giá cả bia không cồn khá cao, khoảng 20.000 - 35.000 đồng một lon, mỗi thùng bia khoảng 300.000 đồng Tại các siêu thị chủ yếu là bia nhập từ Đức, Hà Lan, Nhật... Trong đó, Bavaria khoảng 20.000 đồng/lon, San Miguel (Tây Ban Nha) giá 15.000-18.000 đồng/lon hay Bitburger trên 15.000 đồng/lon...
Uống bia không cồn bao nhiêu là đủ? Tùy vào cảm nhận, sở thích và thói quen sử dụng, mỗi người có nhận xét khác nhau về mùi vị của sản phẩm. Xét về góc độ khoa học, mặc dù loại bia này không gây say, song nếu uống quá nhiều có thể gây khó chịu, nặng bụng.
Bên cạnh đó, các chất phụ gia trong quá trình chế biến hoặc tình trạng bảo quản không đúng cách của người bán có thể ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Vì thế, không nên uống quá nhiều, đừng lạm dụng ưu điểm "không say" của loại bia này.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, sẽ có mức tác động khác nhau đến sự tỉnh táo của người uống. Hầu hết loại bia có hàm lượng cồn khoảng 3% chỉ uống tối đa 4 lon. Vì thế, lượng cồn 0,5% có thể uống khoảng 20 lon. Đây cũng không hẳn là ngưỡng cố định, bởi để bảo vệ gan, thận..., tốt hơn hết nên uống hạn chế bia rượu.