1. Ampli đèn: Âm thanh mượt, giá chát. Tại thời điểm bùng nổ công nghệ âm thanh, ampli đèn trở lại thị trường nghe nhạc và thu hút không ít dân chơi thích tìm tòi, khám phá. Trong hình là bộ ampli đèn sập gỗ được thành viên trang trao đổi kỹ thuật đồ âm thanh tự chế (DIY) chia sẻ, với dòng chú thích "Hơn cả một thú chơi", nhận được nhiều quan tâm của các audiophile (dân mê nhạc).
Đối với các audiophile, ampli đèn gây nghiện ở chất lượng âm thanh ấn tượng, mượt, ấm hơn dòng ampli bán dẫn thông thường. Thiết bị này cực ăn rơ với opera, nhạc hòa tấu du dương, dịu nhẹ.
Trên thị trường, những thương hiệu Audio Research, Einstein có giá ngất ngưởng (khoảng 50 – trên 100 triệu), dòng ampli đèn Sun Audio, Consonance hoặc Teablue, Ngầu Ký, Thi Văn giá "mềm" hơn (trên 20 triệu). Ngoài ra, các audiophile có thể trao đổi, bán lại thiết bị với giá bình dân trên 3 triệu đồng.
Anh Hà Trọng Đức, chuyên gia âm thanh (Hai Bà Trưng – HN) cho biết: ampli đèn khá kén loa. Khi phối ghép với loa thích hợp có thể tạo nên chất lượng âm thanh đỉnh cao mà thiết bị khác khó có được. Ngay cả những ampli đèn loại nhỏ cũng có “chất” riêng ấy. Tuy nhiên, việc “mông má” cho ampli đèn đòi hỏi nhiều công đoạn và cũng ngốn không ít tiền của người chơi”.
2. Ampli đèn "chảnh" và cần tỉ mỉ, đam mê. Độ "chảnh" của ampli đèn nằm ở độ kén người chơi, mức giá đắt đỏ so với dòng bán dẫn cùng công suất. Trong đó, bóng đèn, bộ cấp nguồn, biến áp xuất âm chính là nguyên nhân khiến thiết bị này đội giá. Sau vài năm một lần, người chơi phải thay thế đèn một lần với số tiền không nhỏ.
Việc bảo quản cho ampli cũng cầu kỳ như khi "chế" thiết bị. Những ampli đèn theo kiểu bóng hở, rất dễ bị va đập hoặc hư hỏng, chọn ampli đèn có vỏ sắt bao bọc bên ngoài, lùng mua hàng chất lượng sẽ giúp hạn chế phần nào này.
Các dân chơi ampli đèn đều nhất trí rằng, vỏ máy của bộ chế âm thanh phải an toàn, linh kiện âm thanh sắp xếp hợp lý, không rò rỉ điện. Ngoài ra, tính thẩm mỹ bộ dàn được quyết định ở khâu thiết kế vỏ máy. Các chất liệu gỗ, bakelit, đồng... đều có yêu cầu riêng phải nắm vững. Trong hình là sự cầu kỳ, tinh tế của ampli đèn sập gỗ.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm linh kiện chất lượng sẽ quyết định đến độ chuẩn, mượt âm thanh ampli đèn. Biến thế xuất âm, đèn công suất, tụ lọc nguồn, chiết áp... cần sự tinh tế, tham khảo và tìm kiếm của dân chơi ở "kênh" mua bán uy tín, để không bị "hớ".
Đối với những người mới chơi độ ampli có thể cân nhắc chọn linh kiện hợp túi tiền, điện trở ampli đèn loại thông thường (công suất 1 – 2W). Riêng biến áp xuất âm, vốn được xem là “trái tim” của ampli đèn, cần là sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng âm thanh "nuột nà", êm ái.
Anh Thành Hưng (nhân viên cửa hàng thiết bị âm thanh trên Phố Huế) chia sẻ: "Chơi ampli đèn thì mê rồi, nhưng khó ở chỗ phải rất cầu kỳ. Công suất ra của ampli đèn chủ yếu phụ thuộc vào cặp loa đi kèm. Nếu loa có độ nhạy thấp thì chọn ampli có tầng công suất đẩy kéo với công suất ra từ 30W – 50W". (Trong ảnh là ampli đèn sập gỗ độc đáo).
1. Ampli đèn: Âm thanh mượt, giá chát. Tại thời điểm bùng nổ công nghệ âm thanh, ampli đèn trở lại thị trường nghe nhạc và thu hút không ít dân chơi thích tìm tòi, khám phá. Trong hình là bộ ampli đèn sập gỗ được thành viên trang trao đổi kỹ thuật đồ âm thanh tự chế (DIY) chia sẻ, với dòng chú thích "Hơn cả một thú chơi", nhận được nhiều quan tâm của các audiophile (dân mê nhạc).
Đối với các audiophile, ampli đèn gây nghiện ở chất lượng âm thanh ấn tượng, mượt, ấm hơn dòng ampli bán dẫn thông thường. Thiết bị này cực ăn rơ với opera, nhạc hòa tấu du dương, dịu nhẹ.
Trên thị trường, những thương hiệu Audio Research, Einstein có giá ngất ngưởng (khoảng 50 – trên 100 triệu), dòng ampli đèn Sun Audio, Consonance hoặc Teablue, Ngầu Ký, Thi Văn giá "mềm" hơn (trên 20 triệu). Ngoài ra, các audiophile có thể trao đổi, bán lại thiết bị với giá bình dân trên 3 triệu đồng.
Anh Hà Trọng Đức, chuyên gia âm thanh (Hai Bà Trưng – HN) cho biết: ampli đèn khá kén loa. Khi phối ghép với loa thích hợp có thể tạo nên chất lượng âm thanh đỉnh cao mà thiết bị khác khó có được. Ngay cả những ampli đèn loại nhỏ cũng có “chất” riêng ấy. Tuy nhiên, việc “mông má” cho ampli đèn đòi hỏi nhiều công đoạn và cũng ngốn không ít tiền của người chơi”.
2. Ampli đèn "chảnh" và cần tỉ mỉ, đam mê. Độ "chảnh" của ampli đèn nằm ở độ kén người chơi, mức giá đắt đỏ so với dòng bán dẫn cùng công suất. Trong đó, bóng đèn, bộ cấp nguồn, biến áp xuất âm chính là nguyên nhân khiến thiết bị này đội giá. Sau vài năm một lần, người chơi phải thay thế đèn một lần với số tiền không nhỏ.
Việc bảo quản cho ampli cũng cầu kỳ như khi "chế" thiết bị. Những ampli đèn theo kiểu bóng hở, rất dễ bị va đập hoặc hư hỏng, chọn ampli đèn có vỏ sắt bao bọc bên ngoài, lùng mua hàng chất lượng sẽ giúp hạn chế phần nào này.
Các dân chơi ampli đèn đều nhất trí rằng, vỏ máy của bộ chế âm thanh phải an toàn, linh kiện âm thanh sắp xếp hợp lý, không rò rỉ điện. Ngoài ra, tính thẩm mỹ bộ dàn được quyết định ở khâu thiết kế vỏ máy. Các chất liệu gỗ, bakelit, đồng... đều có yêu cầu riêng phải nắm vững. Trong hình là sự cầu kỳ, tinh tế của ampli đèn sập gỗ.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm linh kiện chất lượng sẽ quyết định đến độ chuẩn, mượt âm thanh ampli đèn. Biến thế xuất âm, đèn công suất, tụ lọc nguồn, chiết áp... cần sự tinh tế, tham khảo và tìm kiếm của dân chơi ở "kênh" mua bán uy tín, để không bị "hớ".
Đối với những người mới chơi độ ampli có thể cân nhắc chọn linh kiện hợp túi tiền, điện trở ampli đèn loại thông thường (công suất 1 – 2W). Riêng biến áp xuất âm, vốn được xem là “trái tim” của ampli đèn, cần là sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng âm thanh "nuột nà", êm ái.
Anh Thành Hưng (nhân viên cửa hàng thiết bị âm thanh trên Phố Huế) chia sẻ: "Chơi ampli đèn thì mê rồi, nhưng khó ở chỗ phải rất cầu kỳ. Công suất ra của ampli đèn chủ yếu phụ thuộc vào cặp loa đi kèm. Nếu loa có độ nhạy thấp thì chọn ampli có tầng công suất đẩy kéo với công suất ra từ 30W – 50W". (Trong ảnh là ampli đèn sập gỗ độc đáo).