1. Dùng cổng USB trên TV thay cho cục sạc điện thoại. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cổng USB trên những mẫu TV hiện nay để sạc cho các thiết bị của mình trong tình trạng khẩn cấp mà không có cục sạc ngay lúc đó. Chẳng hạn như bạn đang trong khách sạn mà không mang theo cục sạc chẳng hạn, chiếc TV treo sẵn trong phòng sẽ trở nên có ích hơn bao giờ hết. Tùy loại TV mà dòng điện cho ra sẽ khác nhau, tuy nhiên mẹo sử dụng smartphone này sẽ có ích trong trường hợp cấp bách mà điện thoại lại hết pin. 2. Nhận thông báo khi đến gần địa điểm. Bạn hoàn toàn có thể nhận thông báo khi đến gần một địa điểm đã định sẵn trước đó. Trên iOS (ảnh trái), bạn có thể thiết lập địa điểm trong ứng dụng Nhắc nhở (Reminders), còn trên Android (ảnh phải) thì bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Keep. Lưu ý quyền truy cập GPS cũng như dịch vụ vị trí trên thiết bị phải luôn bật và bạn phải chắc chắn địa điểm đó có tên trên bản đồ. 3. Chia sẻ địa điểm. Bạn có thể chia sẻ địa điểm hiện tại với bạn bè của mình thông qua các ứng dụng phổ biến như Google Maps (ảnh) hoặc Apple Maps. Nếu không thích, bạn có thể sử dụng một ứng dụng từ bên thứ ba mang tên Glympse. Tất nhiên, GPS cũng như dịch vụ vị trí trên thiết bị của bạn phải được bật. 4. Dùng hộp chứa băng cassette làm đế dựng điện thoại. Những chiếc hộp chứa băng cassette cũ có thể được tái sử dụng làm đế dựng đứng cho điện thoại của bạn giúp xem phim hay duyệt web một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là lúc đang ăn. 5. Dùng túi chân không khi cần mang điện thoại xuống nước. Nếu xuống nước và muốn mang điện thoại theo, những chiếc túi chân không như thế này sẽ là cứu tinh. Tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng bởi nếu để hở thì nước và cát bụi có thể tràn vào túi làm hư hại cho thiết bị. 6. Dùng điện thoại chụp lại nơi đậu xe. Một số trung tâm thương mại lớn sẽ có những bãi đậu xe lớn được đánh số theo từng ô trên các cây cột. Để việc tìm xe trở nên dễ dàng, ngay khi xuống xe bạn nên sử dụng điện thoại chụp lại vị trí đậu xe và tên ô trên cột. 7. Bỏ điện thoại vào ly nước để cải thiện âm lượng từ loa ngoài. Mỗi khi dùng điện thoại để phát nhạc, bạn hoàn toàn có thể cho nó vào trong một chiếc ly nhựa hoặc thủy tinh (tất nhiên là ly không chứa nước), việc này sẽ giúp âm lượng phát ra từ loa ngoài của thiết bị được cải thiện hơn trước rất nhiều. 8. Dùng điện thoại thay thế những dụng cụ phổ biến. Các cảm biến được trang bị sẵn trên chiếc smartphone có thể được sử dụng để thay thế những dụng cụ phổ biến như la bàn, nhiệt kế, đo độ rung, dò kim loại, thước đo góc,… Bằng cách sử dụng những ứng dụng (như Smart Tools trên Android), chiếc smartphone có thể biến thành những dụng cụ rất hữu ích được sử dụng hằng ngày. 9. Dùng đèn flash trên điện thoại làm đèn bàn. Việc dùng đèn flash trên điện thoại làm đèn pin không còn là điều quá mới mẻ, tuy nhiên bạn có thể cải thiện đèn flash trên thiết bị của mình thành một chiếc đèn để bàn (hay thậm chí là đèn ngủ nếu thiết bị "dư pin") bằng cách đặt một chai nước (có nước bên trong) để đứng ngay bên trên chiếc đèn flash ấy.
1. Dùng cổng USB trên TV thay cho cục sạc điện thoại. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cổng USB trên những mẫu TV hiện nay để sạc cho các thiết bị của mình trong tình trạng khẩn cấp mà không có cục sạc ngay lúc đó. Chẳng hạn như bạn đang trong khách sạn mà không mang theo cục sạc chẳng hạn, chiếc TV treo sẵn trong phòng sẽ trở nên có ích hơn bao giờ hết. Tùy loại TV mà dòng điện cho ra sẽ khác nhau, tuy nhiên mẹo sử dụng smartphone này sẽ có ích trong trường hợp cấp bách mà điện thoại lại hết pin.
2. Nhận thông báo khi đến gần địa điểm. Bạn hoàn toàn có thể nhận thông báo khi đến gần một địa điểm đã định sẵn trước đó. Trên iOS (ảnh trái), bạn có thể thiết lập địa điểm trong ứng dụng Nhắc nhở (Reminders), còn trên Android (ảnh phải) thì bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Keep. Lưu ý quyền truy cập GPS cũng như dịch vụ vị trí trên thiết bị phải luôn bật và bạn phải chắc chắn địa điểm đó có tên trên bản đồ.
3. Chia sẻ địa điểm. Bạn có thể chia sẻ địa điểm hiện tại với bạn bè của mình thông qua các ứng dụng phổ biến như Google Maps (ảnh) hoặc Apple Maps. Nếu không thích, bạn có thể sử dụng một ứng dụng từ bên thứ ba mang tên Glympse. Tất nhiên, GPS cũng như dịch vụ vị trí trên thiết bị của bạn phải được bật.
4. Dùng hộp chứa băng cassette làm đế dựng điện thoại. Những chiếc hộp chứa băng cassette cũ có thể được tái sử dụng làm đế dựng đứng cho điện thoại của bạn giúp xem phim hay duyệt web một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là lúc đang ăn.
5. Dùng túi chân không khi cần mang điện thoại xuống nước. Nếu xuống nước và muốn mang điện thoại theo, những chiếc túi chân không như thế này sẽ là cứu tinh. Tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng bởi nếu để hở thì nước và cát bụi có thể tràn vào túi làm hư hại cho thiết bị.
6. Dùng điện thoại chụp lại nơi đậu xe. Một số trung tâm thương mại lớn sẽ có những bãi đậu xe lớn được đánh số theo từng ô trên các cây cột. Để việc tìm xe trở nên dễ dàng, ngay khi xuống xe bạn nên sử dụng điện thoại chụp lại vị trí đậu xe và tên ô trên cột.
7. Bỏ điện thoại vào ly nước để cải thiện âm lượng từ loa ngoài. Mỗi khi dùng điện thoại để phát nhạc, bạn hoàn toàn có thể cho nó vào trong một chiếc ly nhựa hoặc thủy tinh (tất nhiên là ly không chứa nước), việc này sẽ giúp âm lượng phát ra từ loa ngoài của thiết bị được cải thiện hơn trước rất nhiều.
8. Dùng điện thoại thay thế những dụng cụ phổ biến. Các cảm biến được trang bị sẵn trên chiếc smartphone có thể được sử dụng để thay thế những dụng cụ phổ biến như la bàn, nhiệt kế, đo độ rung, dò kim loại, thước đo góc,… Bằng cách sử dụng những ứng dụng (như Smart Tools trên Android), chiếc smartphone có thể biến thành những dụng cụ rất hữu ích được sử dụng hằng ngày.
9. Dùng đèn flash trên điện thoại làm đèn bàn. Việc dùng đèn flash trên điện thoại làm đèn pin không còn là điều quá mới mẻ, tuy nhiên bạn có thể cải thiện đèn flash trên thiết bị của mình thành một chiếc đèn để bàn (hay thậm chí là đèn ngủ nếu thiết bị "dư pin") bằng cách đặt một chai nước (có nước bên trong) để đứng ngay bên trên chiếc đèn flash ấy.