1. Giặt nhiều quần áo
Lồng giặt bị nhồi nhiều quần áo, nhất là đồ dày, sẽ khiến máy ngưng hoạt động vì trục xoay của lồng giặt không quay được khi quá tải. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ đúng số kg có thể giặt ghi trên thân máy. 2. Dùng bột giặt không đúng cách
Nếu dùng bột giặt tay cho máy giặt, chúng sẽ tạo nhiều bọt, tràn ra khỏi lồng máy và làm ẩm các bộ phận khác, khiến máy giặt nhanh hỏng. Để sử dụng đúng, bạn nên dùng nước giặt chuyên dụng. 3. Không vệ sinh máy giặt
Việc không thường xuyên chăm sóc vệ sinh máy đều đặn, bụi bẩn từ quần áo và nấm mốc, vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn ecoli) sẽ có điều kiện phát triển và tấn công trở lại đồ giặt.
Bạn có thể đổ một chút giấm pha loãng với nước rồi đổ vào lồng giặt. Nhấn nút khởi động và chọn chế độ giặt bình thường để khử mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bạn nên lau sạch khay đựng nước giặt và nước xả. 4. "Xài" máy liên tục
Tránh để máy giặt “xì trét”, bởi nếu bạn dùng máy liên tục, nhồi nhét áo quần đến tận nắp, chẳng những không giặt sạch mà máy còn bị giảm tuổi thọ đáng kể. Thay vì giặt mỗi ngày vài bộ quần áo, bạn hãy thu lại, giặt chung một lần.
5. Bỏ quên đồ trong túi quần, áo
Không phân loại và kiểm tra đồ dùng trước khi bỏ vào máy, chúng có thể vẫn đang đựng đồ bằng kim loại như chìa khóa, tiền xu, gây ra tiếng kêu lạ, làm kẹt máy, xước lồng giặt.
Vì thế, trước khi nhấn nút máy chạy, áo quần cần được cài lại móc khóa, đồ nội y bỏ vào túi giặt để không gây hư hại máy giặt. 6. Đột ngột mở nắp máy giặt
Khi máy mới bắt đầu hoạt động, bạn nhớ ra vẫn còn đồ cần giặt, vì thế đột ngột mở thùng máy. Tuy nhiên, điều này khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, lệch trục quay của lồng giặt. Để an toàn, bạn nên nhấn nút tạm dừng (Pause), rồi mở máy giặt.
7. Làm văng nước lên bảng điều khiển
Nước gây chạm mạch, hư hỏng chức năng máy. Để tránh điều này, bạn đừng dùng xô hay vòi riêng cấp nước cho thiết bị. 8. Dùng quá nhiều nước xả vải
Các chất làm mềm vải sẽ để lại dầu và silicon trong máy giặt. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn bám dính, chực chờ tấn công quần áo ở những lần giặt kế tiếp, gây các bệnh dị ứng, viêm da. Vậy nên, bạn dựa vào lượng quần áo nhiều hay ít để cho nước xả vừa đủ.
1. Giặt nhiều quần áo
Lồng giặt bị nhồi nhiều quần áo, nhất là đồ dày, sẽ khiến máy ngưng hoạt động vì trục xoay của lồng giặt không quay được khi quá tải. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ đúng số kg có thể giặt ghi trên thân máy.
2. Dùng bột giặt không đúng cách
Nếu dùng bột giặt tay cho máy giặt, chúng sẽ tạo nhiều bọt, tràn ra khỏi lồng máy và làm ẩm các bộ phận khác, khiến máy giặt nhanh hỏng. Để sử dụng đúng, bạn nên dùng nước giặt chuyên dụng.
3. Không vệ sinh máy giặt
Việc không thường xuyên chăm sóc vệ sinh máy đều đặn, bụi bẩn từ quần áo và nấm mốc, vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn ecoli) sẽ có điều kiện phát triển và tấn công trở lại đồ giặt.
Bạn có thể đổ một chút giấm pha loãng với nước rồi đổ vào lồng giặt. Nhấn nút khởi động và chọn chế độ giặt bình thường để khử mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bạn nên lau sạch khay đựng nước giặt và nước xả.
4. "Xài" máy liên tục
Tránh để máy giặt “xì trét”, bởi nếu bạn dùng máy liên tục, nhồi nhét áo quần đến tận nắp, chẳng những không giặt sạch mà máy còn bị giảm tuổi thọ đáng kể. Thay vì giặt mỗi ngày vài bộ quần áo, bạn hãy thu lại, giặt chung một lần.
5. Bỏ quên đồ trong túi quần, áo
Không phân loại và kiểm tra đồ dùng trước khi bỏ vào máy, chúng có thể vẫn đang đựng đồ bằng kim loại như chìa khóa, tiền xu, gây ra tiếng kêu lạ, làm kẹt máy, xước lồng giặt.
Vì thế, trước khi nhấn nút máy chạy, áo quần cần được cài lại móc khóa, đồ nội y bỏ vào túi giặt để không gây hư hại máy giặt.
6. Đột ngột mở nắp máy giặt
Khi máy mới bắt đầu hoạt động, bạn nhớ ra vẫn còn đồ cần giặt, vì thế đột ngột mở thùng máy. Tuy nhiên, điều này khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, lệch trục quay của lồng giặt. Để an toàn, bạn nên nhấn nút tạm dừng (Pause), rồi mở máy giặt.
7. Làm văng nước lên bảng điều khiển
Nước gây chạm mạch, hư hỏng chức năng máy. Để tránh điều này, bạn đừng dùng xô hay vòi riêng cấp nước cho thiết bị.
8. Dùng quá nhiều nước xả vải
Các chất làm mềm vải sẽ để lại dầu và silicon trong máy giặt. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn bám dính, chực chờ tấn công quần áo ở những lần giặt kế tiếp, gây các bệnh dị ứng, viêm da. Vậy nên, bạn dựa vào lượng quần áo nhiều hay ít để cho nước xả vừa đủ.