Smartphone O2: được làm từ cỏ tự nhiên và các thành phần có thể tái chế. Được tạo ra cho một chiến dịch của cộng đồng Bóng bầu dục vào năm ngoái, chiếc smartphone của O2 được làm từ các linh kiện điện thoại cũ và đặc biệt từ cỏ được cắt ở sân vận động Twickenham (Anh).Nhà thiết kế Sean Miles của DesignWorks đã tốn hơn 240 giờ để làm bộ vỏ của chiếc smartphone này bằng cách dùng cỏ được sấy khô trong vòng 2 giờ sau khi cắt và sau đó được đúc trong một lớp nhựa thân thiện với môi trường. Kết quả có được là một chiếc smartphone màu xanh lá với các họa tiết rất bắt mắt.Nokia E-Cu: điện thoại tự sạc pin khi để trong túi quần. Ông vua một thời - Nokia - từng phát triển một mẫu điện thoại có thể dùng nhiệt của cơ thể để sạc pin. Mặc dù chưa từng tung ra thị trường, nhưng ý tưởng độc đáo về chiếc E-Cu này cũng đã mang tới một hướng đi mới hào hứng hơn với người dùng.Thiết bị sử dụng bộ vỏ làm bằng đồng và bên trong được tích hợp máy nhiệt điện có chức năng chuyển đổi hơi ấm của cơ thể thành năng lượng. Một khi xuất hiện, chiếc điện thoại của Nokia sẽ là "kẻ huỷ diệt" các nhà sản xuất củ sạc và pin dự phòng.PhoneBloks: điện thoại lắp ghép từ những mô-đun có thể thay thế. Nói tới điện thoại lắp ghép có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến ngay tới Project Ara của Google, Fairphone Moto Z hay LG G5, tuy nhiên mẫu điện thoại đã được phát triển từ nhiều năm nay là PhoneBloks mới đáng nhắc đến đầu tiên.Với ý tưởng này, bạn sẽ không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua điện thoại mới, không bị hạn chế phần cứng, hỏng chỗ nào thay chỗ đó, đảm bảo không bao giờ phải sử dụng một thiết bị quá lạc hậu so với phần còn lại.Digno Rafre: Smartphone có thể giặt rửa của Kyocera. Kyocera và công ty đến từ Nhật Bản, KDDI đã bắt tay với nhau để giải quyết vấn đề này khi nghiên cứu tung ra thị trường một smartphone có thể sống khỏe với nước, thậm chí là giặt rửa khi cần, mang tên Digno Rafre.Nếu chống nước trở thành một tiêu chuẩn chung của tất cả smartphone trên thế giới thì chắc hẳn người dùng không phải lo ngại về việc lướt Facebook khi đang tắm hay có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp dưới nước của Digno Rafre.Điện thoại uốn cong của Samsung. Không có gì phải bàn cãi khi khái niệm điện thoại có màn hình uốn cong do Samsung khai sinh ra. Trong những năm qua, Samsung vẫn không ngừng phát triển về ý tưởng này, theo một số hình ảnh có được, hãng từng nghĩ đến việc sản xuất smartphone có thể đeo trên cổ tay.Hiện tại cũng có một vài nhà sản xuất tham gia vào cách làm kiểu này, điển hình như Lenovo từng giới thiệu điện thoại có thể uốn cong quanh cổ tay, nhưng Samsung vẫn là nhà sản xuất có tiềm năng nhất trong “vụ”này.Smartphone làm từ nhựa tái chế của Nokia. Nokia là một trong những hãng đầu tiên bắt tay vào xu hướng này với việc cho ra mắt một chiếc điện thoại được làm từ lon nhôm, chai nhựa và lốp xe cũ vào năm 2008. Bộ vỏ của thiết bị này được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tái chế.Không những thế, Nokia còn quan tâm cả tới kết cấu bên trong khi họ dùng những công nghệ thân thiện với môi trường như kĩ thuật in mạch điện tử (Printed Electronics) với mục đích giảm lượng khí CO2 và chất thải khi sản xuất cùng màn hình backlit để tiết kiệm năng lượng và giúp tăng tuổi thọ pin.
Smartphone O2: được làm từ cỏ tự nhiên và các thành phần có thể tái chế. Được tạo ra cho một chiến dịch của cộng đồng Bóng bầu dục vào năm ngoái, chiếc smartphone của O2 được làm từ các linh kiện điện thoại cũ và đặc biệt từ cỏ được cắt ở sân vận động Twickenham (Anh).
Nhà thiết kế Sean Miles của DesignWorks đã tốn hơn 240 giờ để làm bộ vỏ của chiếc smartphone này bằng cách dùng cỏ được sấy khô trong vòng 2 giờ sau khi cắt và sau đó được đúc trong một lớp nhựa thân thiện với môi trường. Kết quả có được là một chiếc smartphone màu xanh lá với các họa tiết rất bắt mắt.
Nokia E-Cu: điện thoại tự sạc pin khi để trong túi quần. Ông vua một thời - Nokia - từng phát triển một mẫu điện thoại có thể dùng nhiệt của cơ thể để sạc pin. Mặc dù chưa từng tung ra thị trường, nhưng ý tưởng độc đáo về chiếc E-Cu này cũng đã mang tới một hướng đi mới hào hứng hơn với người dùng.
Thiết bị sử dụng bộ vỏ làm bằng đồng và bên trong được tích hợp máy nhiệt điện có chức năng chuyển đổi hơi ấm của cơ thể thành năng lượng. Một khi xuất hiện, chiếc điện thoại của Nokia sẽ là "kẻ huỷ diệt" các nhà sản xuất củ sạc và pin dự phòng.
PhoneBloks: điện thoại lắp ghép từ những mô-đun có thể thay thế. Nói tới điện thoại lắp ghép có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến ngay tới Project Ara của Google, Fairphone Moto Z hay LG G5, tuy nhiên mẫu điện thoại đã được phát triển từ nhiều năm nay là PhoneBloks mới đáng nhắc đến đầu tiên.
Với ý tưởng này, bạn sẽ không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua điện thoại mới, không bị hạn chế phần cứng, hỏng chỗ nào thay chỗ đó, đảm bảo không bao giờ phải sử dụng một thiết bị quá lạc hậu so với phần còn lại.
Digno Rafre: Smartphone có thể giặt rửa của Kyocera. Kyocera và công ty đến từ Nhật Bản, KDDI đã bắt tay với nhau để giải quyết vấn đề này khi nghiên cứu tung ra thị trường một smartphone có thể sống khỏe với nước, thậm chí là giặt rửa khi cần, mang tên Digno Rafre.
Nếu chống nước trở thành một tiêu chuẩn chung của tất cả smartphone trên thế giới thì chắc hẳn người dùng không phải lo ngại về việc lướt Facebook khi đang tắm hay có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp dưới nước của Digno Rafre.
Điện thoại uốn cong của Samsung. Không có gì phải bàn cãi khi khái niệm điện thoại có màn hình uốn cong do Samsung khai sinh ra. Trong những năm qua, Samsung vẫn không ngừng phát triển về ý tưởng này, theo một số hình ảnh có được, hãng từng nghĩ đến việc sản xuất smartphone có thể đeo trên cổ tay.
Hiện tại cũng có một vài nhà sản xuất tham gia vào cách làm kiểu này, điển hình như Lenovo từng giới thiệu điện thoại có thể uốn cong quanh cổ tay, nhưng Samsung vẫn là nhà sản xuất có tiềm năng nhất trong “vụ”này.
Smartphone làm từ nhựa tái chế của Nokia. Nokia là một trong những hãng đầu tiên bắt tay vào xu hướng này với việc cho ra mắt một chiếc điện thoại được làm từ lon nhôm, chai nhựa và lốp xe cũ vào năm 2008. Bộ vỏ của thiết bị này được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tái chế.
Không những thế, Nokia còn quan tâm cả tới kết cấu bên trong khi họ dùng những công nghệ thân thiện với môi trường như kĩ thuật in mạch điện tử (Printed Electronics) với mục đích giảm lượng khí CO2 và chất thải khi sản xuất cùng màn hình backlit để tiết kiệm năng lượng và giúp tăng tuổi thọ pin.